Số hóa

5 lí do cần làm ngay để điều hòa không "đốt ví tiền" của bạn

Đây là thời điểm tốt nhưng nhiều người vô tình bỏ qua việc bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ trước khi bước vào ngày hè nóng đỉnh điểm, dẫn đến tốn kém thậm chí "ôm" bệnh mà không hay.

Mùa hè đến cũng là lúc nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ thường xuyên hơn. Để phát huy hiệu quả làm lạnh và đảm bảo sức khỏe và tránh lãng phí điện, đây là thời điểm bảo dưỡng, vệ sinh trong quá trình dùng máy lạnh bạn cũng cần bảo dưỡng thiết bị này ngay từ đầu hè. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lý do vì sao bạn phải làm vậy.

Tránh cao điểm bảo dưỡng điều hòa

Thông thường, từ giữa tháng 5 đến tháng 6 là cao điểm mua và bảo dưỡng thiết bị làm lạnh như điều hòa nhiệt độ.

Do vậy, trước đó ít nhất nửa tháng, người dùng nên "tân trang", kiểm tra thiết bị để tận dụng được lợi thế giá thành, không tốn thời gian chờ đợi. Chưa kể, khi không quá tải, dịch vụ sẽ đảm bảo cẩn thận, chu đáo hơn.

Người dùng nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ sớm trước khi vào cao điểm hè.

Kiểm tra công suất của thiết bị

Sau 1 thời gian không sử dụng (nhất là dòng điều hòa 1 chiều), công suất làm mát của điều hòa nhiệt độ có thể bị ảnh hưởng. Do vậy, việc kiểm tra, bảo dưỡng sẽ giúp hạn chế những lỗi phát sinh khi sử dụng do máy hao mòn, tuổi thọ kém, đảm bảo độ làm lạnh tốt cho máy.

Tiết kiệm điện năng

Khi công suất máy ổn định, máy vận hành trơn tru sẽ giảm thiểu các vấn đề tiêu hao điện năng, nhất là ngày hè với nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao hơn rất nhiều. Từ đây, có thể tiết kiệm chi phí điện.

Vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa.

Bắt bệnh cho dàn nóng, dàn lạnh

Việc duy trì ổn định về nhiệt độ và sự hoạt động ổn định và bền bỉ của máy lạnh phụ thuộc rất lớn vào độ thông thoáng, sạch sẽ của cả dàn nóng và dàn lạnh. Vì vậy, người dùng cần thường xuyên làm thông thoáng dàn nóng và dàn lạnh, tránh để bụi bẩn ảnh hưởng đến hoạt động của hai bộ phận này.

Ngoài ra, cần "chỉnh trang" lại khu vực lắp đặt giàn nóng. Không được che đậy dàn nóng quá kín nhưng cũng không để ánh nắng chiếu trực tiếp, làm ảnh hưởng đến vận hành của thiết bị. Cần tránh để cục nóng điều hòa đối kháng gió với các thiết bị điện tử khác, đặc biệt là cục nóng điều hòa khác. Nơi có gió thổi mạnh hoặc nhiều bụi rác, lá rụng cũng không nên.

Việc bảo dưỡng máy thường xuyên vừa đảm bảo vệ sinh vừa lại giúp tăng độ bền khi sử dụng máy khi giúp bạn kịp thời phát hiện những hỏng hóc để tiến hành khắc phục kịp thời.

Chú ý vệ sinh, kiểm tra vị trí cục nóng điều hòa.

Tăng khả năng làm mát, hạn chế tác nhân gây hại cho hệ hô hấp

Các loại máy lạnh nhiệt độ đã cũ được sử dụng từ 1-2 năm cần phải bảo dưỡng, vệ sinh bụi bẩn và các mảng bám trên máy lạnh, đặc biệt là màng lọc phía ngoài thiết bị rất bám bụi.

Khi lưới lọc được vệ sinh, làm sạch sẽ thông thoáng, giúp khuếch tán hơi lạnh nhiều và đều hơn, giảm tỏa nhiệt cho dàn nóng và tăng khả năng làm mát của máy lạnh.

Chưa kể, các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp như bụi, nấm mốc cũng sẽ không còn. Nếu máy điều hòa nhà nằm trong môi trường nhiều bụi bặm, người dùng được khuyên hãy làm vệ sinh tấm lọc khoảng 2 -3 tuần một lần, tùy điều kiện. Việc vệ sinh lưới lọc này hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để tiết kiệm chi phí.

Tác giả: Hoàng Linh

Nguồn tin: Doanh nghiệp & Tiếp thị

  Từ khóa: điều hòa , sai lầm

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP