Thế giới

Hậu sự cố Il-20: Ông Putin đã có "đòn bẩy", không ngại va chạm với Israel?

Từ một mối quan hệ khá ngang bằng, Nga giờ đây sẽ không ngại gì từ chối tận dụng sự cố Il-20 bị bắn rơi để nắm "chuôi kiếm" ở Syria.

Từ mối quan hệ khá ngang bằng, Nga giờ đây đã có đòn bẩy để kiềm chế Israel sau sự cố Il-20 bị bắn rơi.

Tái ông thất mã

Chỉ huy lực lượng không quân Nga, Thiếu tướng Amikam Norkin đã hoàn thành nhiệm vụ điều tra về vụ máy bay Il-20 bị không kích nhầm, nhưng Moscow không vội vã đưa ra những tuyên bố cuối cùng về vấn đề này, theo Haaretz.

Phía Israel đã có các buổi làm việc với các sĩ quan không quân Nga để trình bày về kết quả điều tra của Israel về vụ việc nói trên, nhưng phát ngôn viên của Điện Kremlin cho biết hôm thứ 22/9 rằng, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được báo cáo lại từ Tướng Norkin, sẽ chỉ có các chuyên gia bộ Quốc phòng mới đánh giá được liệu thông tin của Israel có đầy đủ hay không.

Quyết định cuối cùng sẽ do Tổng thống Putin đưa ra, nhưng kể từ thời điểm đó, những lập trường từ phía Nga có rất nhiều ý kiến trái chiều.

Bộ Quốc phòng Nga đã ban hành một tuyên bố đe dọa với Israel ngay sau thảm kịch. Trong khi bản thân ông Putin lại gọi đây là sự cố sai lầm và tỏ ra nhẹ nhàng hơn. Ở thời điểm hiện tại, giới chức Nga đang tiếp xúc với phía Israel để xử lý các vấn đề chuyên môn nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự lặp lại.

Phía tướng Norkin thừa nhận không tìm thấy sự mờ ám nào trong hành vi của lực lượng không quân Israel trong sự kiện diễn ra ngày hôm đó. Phía Israel cũng khẳng định rằng cuộc không kích của họ là hành vi phòng vệ cần thiết nhằm ngăn chặn việc Iran chuyển vũ khí tiên tiến từ Syria tới Hezbollah ở Lebanon .

Nga đã nhận được thông tin chia sẻ kịp thời về chiến dịch không kích của Israel, phù hợp với các thỏa thuận mà hai nước có được.

Về cơ bản, các máy bay tấn công đã hạ cánh tại Israel trước khi máy bay của Nga bị bắn trúng. Hệ thống phòng không của Syria khi đó đã bắn ra nhiều hướng với hơn 20 tên lửa, tuy nhiên không thực hiện các biện pháp kiểm tra cần thiết để đảm bảo rằng không có máy bay Nga nào ở gần đó.

Nhưng bất chấp sự thiện chí trong việc cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc nhằm giải oan cho bản thân, Israel hiểu rằng họ sẽ vẫn phải cẩn trọng trước những quan điểm mới từ phía Nga. Thảm kịch trên đã khiến 15 binh lính Nga thiệt mạng và rõ ràng Moscow không hài lòng với quy mô cũng như cường độ các cuộc không kích của Israel tại Syria.

Tờ Haaretz nhận định, Tổng thống Putin giờ đây đang có một đòn bẩy mới để gây áp lực cho Israel, và thật khó để có lý do ông từ chối tận dụng nó chỉ vì mối quan hệ nồng ấm với Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Mặc dù mối quan hệ chặt chẽ của hai nhà lãnh đạo đã được củng cố vững chắc thời gian qua, Nga chắc chắn sẽ cố gắng khai thác sự cố này để đưa mình vào vị trí nắm đằng chuôi.

Một điều đáng chú ý khác là sự vắng mặt của Mỹ trong vụ việc Il-20 bị bắn rơi.

Những thỏa thuận song phương giữa hai nước sau vụ việc vẫn chưa được chốt lại và có thể sẽ không được công khai.

Nhưng ít nhất là trong ngắn hạn, Nga có lẽ sẽ cố gắng áp đặt một số hạn chế đối với quyền tự do hành động của Israel, bằng cách không cho phép máy bay của Israel tới gần căn cứ của Nga ở miền bắc Syria hoặc yêu cầu thông báo chi tiết rõ ràng từ phía Israel mỗi lần nước này có ý định không kích.

Tuy nhiên, về cơ bản cơ chế giảm xung đột của Israel-Nga vẫn tiếp tục hoạt động mà chưa có gì vướng ngại. Sáng 22/9, máy bay Israel và Nga đã có tình huống tiếp cận bất thường, nhưng vấn đề đã được giải quyết ngay lập tức thông qua đường dây nóng của không quân Nga ở căn cứ gần Latakia.

Mỹ bị giảm vai trò

Một quốc gia thứ ba đáng chú ý đã vắng mặt trong căng thẳng Nga-Israel là Mỹ. Cho đến một vài năm trước đây, Washington đã tham gia vào hầu hết mọi diễn biến quan trọng của Trung Đông.

Một ví dụ điển hình là Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liên quan đến việc chấm dứt Chiến tranh Lebanon lần thứ hai vào năm 2006. Mỹ và Pháp là hai nước đã tham gia sâu vào việc soạn thảo nghị quyết này, trong khi Nga là thành viên không được can thiệp nhiều.

Cho đến ngày hôm nay, tình hình đã đảo ngược. Tổng thống Putin đang là chủ nhà ở Syria; Tổng thống Mỹ Donald Trump đang bị xếp xuống vị trí thứ hai.

Xu hướng này bắt đầu từ giai đoạn cuối cùng nắm quyền của chính quyền Barack Obama và được nối tiếp bởi chính quyền Trump. Chính quyền hiện tại chỉ tìm cách ngăn chặn Iran và trừng phạt chính quyền Palestine, thay vì tìm cách đối đầu với Nga ở Syria.

Tất cả những gì nổi bật nhất trong chính sách Syria của Mỹ thời gian qua chỉ là tuyên bố của Tổng thống Trump về việc rút lực lượng khỏi nơi đây và tìm cách ngăn chặn sự hiện diện của Iran.

Tác giả: Quốc Vinh

Nguồn tin: Báo Người đưa tin

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP