Giáo dục

Thi 2019: Lấp "lỗ hổng" công nghệ, không cho cán bộ địa phương chấm thi tại tỉnh

Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ có những điểm mới nhằm lấp "lỗ hổng" sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 là không để cán bộ địa phương tham gia chấm thi cho học sinh tỉnh mình, tăng cường tính bảo mật, mã hóa dữ liệu chấm thi,...

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí về những giải pháp trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Nói về giải pháp lấp “lỗ hổng” trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cho biết, hầu hết các địa phương đã nỗ lực cố gắng để tổ chức tốt kỳ thi. Những sai phạm của một số tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình là cá biệt và nghiêm trọng.

Những sai phạm này là dịp để chúng tôi rà soát lại và tổ chức kỳ thi năm sau tốt hơn. Theo đó, kỳ thi năm 2019, tổ chức phương thức thi như năm 2017, 2018 với điều chỉnh cụ thể để xã hội tin cậy hơn.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục - Đào tạo)

Vậy điều chỉnh đó cụ thể như thế nào thưa ông?

Chúng tôi rà soát lại toàn bộ quy trình, quy chế, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi. Trên cơ sở đó xây dựng đề thi THPT quốc gia phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các công nghệ thi, đặc biệt hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường bảo mật, phòng ngừa sai phạm; nếu có sai phạm thì dễ phát hiện, xử lý để kỳ thi diễn ra công bằng, minh bạch.

Coi trọng lựa chọn nhân sự tham gia các khâu kỳ thi, trong đó lựa chọn người am hiểu công việc, có năng lực, trách nhiệm; tập huấn kỹ càng cho những người tham gia chấm thi; công tác thanh tra, giám sát phải đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Đặc biệt, đối với chấm thi năm 2019, Bộ sẽ tổ chức chấm thi theo cụm với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tỉnh mình.

Áp dụng triệt để công nghệ thông tin, tiếp tục giao quyền cho địa phương

Những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay là do sự can thiệp của con người, trực tiếp là sự can thiệp của chính cán bộ công tác chấm thi. Vậy, công tác chấm thi năm 2019 và cả những năm tiếp theo, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ được triển khai như thế nào để giảm sự can thiệp của con người, cả trong việc tổ chức và chấm thi?

Việc ứng dụng CNTT trong kỳ thi THPT quốc gia là rất quan trọng. Sau 4 năm tổ chức kỳ thi, thấy rằng sự hỗ trợ của CNTT ngày càng tốt hơn đặc biệt là phần mềm tổ chức thi và khâu chấm thi.

Qua sự việc năm 2018, chúng tôi thấy rằng cần hoàn thiện hơn nữa trong việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là hỗ trợ công tác chấm thi. Ngay cả chấm thi với bài thi tự luận như môn Văn thì CNTT cũng hỗ trợ tốt trong việc làm phách bài thi, chấm thi. Đối với bài thi trắc nghiệm, chúng tôi điều chỉnh theo hướng tăng cường tính bảo mật, mã hoá dữ liệu chấm thi.

Với giải pháp này cùng với giải pháp về mặt quản lý và quy trình, việc ứng dụng CNTT trong việc chấm thi nói riêng và tổ chức kỳ thi nói chung hiệu quả hơn.

Ông nói tăng cường CNTT vào chấm thi để ngăn ngừa gian lận. Vậy, kỳ thi năm tới, vai trò của các địa phương sẽ như thế nào? Có giải pháp gì để giám sát các địa phương trong quá trình tổ chức thi cũng như tham gia chấm thi?

Trước hết, chúng ta tiếp tục khẳng định sai phạm của mấy tỉnh vừa rồi là rất nghiêm trọng nhưng chúng ta cũng phải ghi nhận đúng mức sự nỗ lực cố gắng của hầu hết các địa phương tổ chức tốt các kỳ thi.

Trên cơ sở đó, không thể vì một vài sai phạm cá biệt của một số tỉnh mà chúng ta lại không giao cho địa phương vì tổ chức thi cũng nằm trong quá trình dạy học và cũng là trách nhiệm xã hội của địa phương.

Ngoài việc giao quyền tự chủ cho các địa phương, chúng ta phải có các giải pháp về mặt quản lý, giải pháp về mặt kỹ thuật để làm sao quyền của địa phương được xác định rõ và được thực hiện một cách nghiêm túc trong khuôn khổ của quy định, quy chế và sự giám sát và tất nhiên có sự vận dụng của CNTT. Đồng thời có sự giám sát của các thanh tra với đạt được hiệu quả cao.

Kỳ thi đủ độ tin cậy cho các trường xét tuyển

Nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng đề thi, việc ra đề thi chất lượng phân hoá đảm bảo 2 mục tiêu đặt ra thực sự quá khó khăn?

Bản chất của Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trên cơ sở Luật GD và Luật GD ĐH , đặc biệt là sự chỉ dẫn của Nghị Quyết 29 và Nghị quyết 44 của Chính phủ.

Theo đó, chúng ta đổi mới phương thức theo hướng tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng giảm áp lực, giảm tốn kém, có độ tin cậy cao và tiến tới tổ chức kỳ thi chung.

Như vậy, kết thúc 12 năm học ở bậc phổ thông, chúng ta tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm đo lường, đánh giá được kết quả học tập ở mức độ phổ thông của học sinh của 12 năm học tập.

Đó là mục đích của Kỳ thi THPT quốc gia. Cũng chính vì thế, trong thiết kế của đề thi THPT quốc gia phần lớn các câu hỏi nằm ở học vấn phổ thông chiếm 60-70%, tất nhiên, học vấn phổ thông vẫn có phân loại để phân từng chất lượng học tập của các em nên mới có câu hỏi nâng cao. Do đó, trong cấu trúc đề thi mới có phần câu hỏi như vậy.

Các câu hỏi tăng dần độ khó để tốt hơn cho học sinh làm bài và kết quả này các Sở GD-ĐT dùng để xét tốt nghiệp cho các em. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, chỉ là căn cứ sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ được quy định trong Luật GD ĐH.

Do đó, mức độ sử dụng kết quả của kỳ thi THPT QG vào các trường khác nhau thuộc về nhu cầu của các trường, có những trường lấy toàn bộ, có những trường lấy sơ tuyển, có trường lấy kết quả này để xét tuyển kết hợp với hình thức xét tuyển khác.

Tôi tin rằng, nếu kết quả kỳ thi THPT QG không đáp ứng nhu cầu của các trường đại học thì lúc đó các trường đại học sẽ không lấy kết quả này để làm căn cứ tuyển sinh.

Đề thi THPT quốc gia 2019 tiếp tục ra theo hướng phân loại học sinh

Vậy điều chỉnh đó cụ thể như thế nào thưa ông?

Chúng tôi rà soát lại toàn bộ quy trình, quy chế, nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi. Trên cơ sở đó xây dựng đề thi THPT quốc gia phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các công nghệ thi, đặc biệt hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường bảo mật, phòng ngừa sai phạm; nếu có sai phạm thì dễ phát hiện, xử lý để kỳ thi diễn ra công bằng, minh bạch.

Coi trọng lựa chọn nhân sự tham gia các khâu kỳ thi, trong đó lựa chọn người am hiểu công việc, có năng lực, trách nhiệm; tập huấn kỹ càng cho những người tham gia chấm thi; công tác thanh tra, giám sát phải đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Đặc biệt, đối với chấm thi năm 2019, Bộ sẽ tổ chức chấm thi theo cụm với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tỉnh mình.

Áp dụng triệt để công nghệ thông tin, tiếp tục giao quyền cho địa phương

Những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay là do sự can thiệp của con người, trực tiếp là sự can thiệp của chính cán bộ công tác chấm thi. Vậy, công tác chấm thi năm 2019 và cả những năm tiếp theo, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ được triển khai như thế nào để giảm sự can thiệp của con người, cả trong việc tổ chức và chấm thi?

Việc ứng dụng CNTT trong kỳ thi THPT quốc gia là rất quan trọng. Sau 4 năm tổ chức kỳ thi, thấy rằng sự hỗ trợ của CNTT ngày càng tốt hơn đặc biệt là phần mềm tổ chức thi và khâu chấm thi.

Qua sự việc năm 2018, chúng tôi thấy rằng cần hoàn thiện hơn nữa trong việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là hỗ trợ công tác chấm thi. Ngay cả chấm thi với bài thi tự luận như môn Văn thì CNTT cũng hỗ trợ tốt trong việc làm phách bài thi, chấm thi. Đối với bài thi trắc nghiệm, chúng tôi điều chỉnh theo hướng tăng cường tính bảo mật, mã hoá dữ liệu chấm thi.

Với giải pháp này cùng với giải pháp về mặt quản lý và quy trình, việc ứng dụng CNTT trong việc chấm thi nói riêng và tổ chức kỳ thi nói chung hiệu quả hơn.

Ông nói tăng cường CNTT vào chấm thi để ngăn ngừa gian lận. Vậy, kỳ thi năm tới, vai trò của các địa phương sẽ như thế nào? Có giải pháp gì để giám sát các địa phương trong quá trình tổ chức thi cũng như tham gia chấm thi?

Trước hết, chúng ta tiếp tục khẳng định sai phạm của mấy tỉnh vừa rồi là rất nghiêm trọng nhưng chúng ta cũng phải ghi nhận đúng mức sự nỗ lực cố gắng của hầu hết các địa phương tổ chức tốt các kỳ thi.

Trên cơ sở đó, không thể vì một vài sai phạm cá biệt của một số tỉnh mà chúng ta lại không giao cho địa phương vì tổ chức thi cũng nằm trong quá trình dạy học và cũng là trách nhiệm xã hội của địa phương.

Ngoài việc giao quyền tự chủ cho các địa phương, chúng ta phải có các giải pháp về mặt quản lý, giải pháp về mặt kỹ thuật để làm sao quyền của địa phương được xác định rõ và được thực hiện một cách nghiêm túc trong khuôn khổ của quy định, quy chế và sự giám sát và tất nhiên có sự vận dụng của CNTT. Đồng thời có sự giám sát của các thanh tra với đạt được hiệu quả cao.

Kỳ thi đủ độ tin cậy cho các trường xét tuyển

Nhiều ý kiến băn khoăn về chất lượng đề thi, việc ra đề thi chất lượng phân hoá đảm bảo 2 mục tiêu đặt ra thực sự quá khó khăn?

Bản chất của Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trên cơ sở Luật GD và Luật GD ĐH , đặc biệt là sự chỉ dẫn của Nghị Quyết 29 và Nghị quyết 44 của Chính phủ.

Theo đó, chúng ta đổi mới phương thức theo hướng tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng giảm áp lực, giảm tốn kém, có độ tin cậy cao và tiến tới tổ chức kỳ thi chung.

Như vậy, kết thúc 12 năm học ở bậc phổ thông, chúng ta tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm đo lường, đánh giá được kết quả học tập ở mức độ phổ thông của học sinh của 12 năm học tập.

Đó là mục đích của Kỳ thi THPT quốc gia. Cũng chính vì thế, trong thiết kế của đề thi THPT quốc gia phần lớn các câu hỏi nằm ở học vấn phổ thông chiếm 60-70%, tất nhiên, học vấn phổ thông vẫn có phân loại để phân từng chất lượng học tập của các em nên mới có câu hỏi nâng cao. Do đó, trong cấu trúc đề thi mới có phần câu hỏi như vậy.

Các câu hỏi tăng dần độ khó để tốt hơn cho học sinh làm bài và kết quả này các Sở GD-ĐT dùng để xét tốt nghiệp cho các em. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, chỉ là căn cứ sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ được quy định trong Luật GD ĐH.

Do đó, mức độ sử dụng kết quả của kỳ thi THPT QG vào các trường khác nhau thuộc về nhu cầu của các trường, có những trường lấy toàn bộ, có những trường lấy sơ tuyển, có trường lấy kết quả này để xét tuyển kết hợp với hình thức xét tuyển khác.

Tôi tin rằng, nếu kết quả kỳ thi THPT QG không đáp ứng nhu cầu của các trường đại học thì lúc đó các trường đại học sẽ không lấy kết quả này để làm căn cứ tuyển sinh.

Tác giả: Hồng Hạnh (ghi)

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP