Tin trong tỉnh

Vụ mua đất gần 30 năm bất ngờ bị tranh chấp: "Giật mình" với cách giải quyết của chính quyền

Qúa trình xác minh, UBND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An quyết định thu hồi và giao cho UBND thị trấn Nghĩa Đàn quản lý thửa đất đang tranh chấp giữa hai gia đình. Quyết định này khiến gia đình ông Thanh vô cùng bất bình và giật mình bởi cách giải quyết của chính quyền địa phương là “tiền hậu bất nhất”.

Qúa trình xác minh, UBND huyện Nghĩa Đàn có Quyết định số 1089/QĐ-UBND giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ ông Nguyễn Dũng Thanh và bà Võ Thị Thu Huyền tại khối Tân Cường, thị trấn Nghĩa Đàn.

Như Dân trí đã có bài viết “Mua đất gần 30 năm, ngã ngửa khi bất ngờ bị hàng xóm đòi tranh chấp!”.

Sau khi bài viết được đăng tải, UBND huyện Nghĩa Đàn đã vào cuộc xác minh làm rõ sự việc. Qúa trình xác minh, UBND huyện Nghĩa Đàn có Quyết định số 1089/QĐ-UBND giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ ông Nguyễn Dũng Thanh và bà Võ Thị Thu Huyền tại khối Tân Cường, thị trấn Nghĩa Đàn.

Quyết định cho rằng: Hiện trạng thửa đất trên là đất trống chưa được sử dụng vào mục đích đất ở, thửa đất tranh chấp có diện tích là 99,2m2.

Cụ thể, kết quả kiểm tra thực địa, thửa đất đang tranh chấp trên bản đồ địa chính đo đạc năm 2010 là thửa số 14, tờ bản đồ 69, xã Nghĩa Bình (nay là thị trấn Nghĩa Đàn). Hiện trạng thửa đất trên là đất trống chưa được sử dụng vào mục đích đất ở, thửa đất tranh chấp có diện tích là 99,2m2.

Tại sổ theo dõi Quyết định giao đất của UBND huyện cho các hộ trên địa bàn do UBND thị trấn lưu giữ cho rằng, bà Võ Thị Thu Huyền và ông Nguyễn Dũng Thanh chưa được UBND huyện giao đất tại vị trí tranh chấp.

Quyết định do ông Phan Văn Bình - Phó chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn ký.

Trong khi ông Nguyễn Dũng Thanh cung cấp các giấy tờ gồm: Lệnh thu tiền số 16/1 ngày 26/11/1992, lệnh thu tiền số 01 ngày 4/5/1993 ghi rõ tạm nộp tiền mua nhà cân ốt chợ có xác nhận người thu và kế toán tài vụ với số tiền mỗi lần là 500.000 đồng; và lệnh thu tiền số 28/11 ngày 4/11/1994 ghi rõ nội dung tiền mua đất ốt chợ 1-5 mặt đường 5m dài 10m với số tiền 1.500.000 đồng; Quyết định giao đất số 406/QĐ-UB ngày 10/11/1995 của UBND huyện Nghĩa Đàn, Biên bản cắm mốc giao đất tại thực địa ngày 20/7/2010 của UBND xã Nghĩa Bình...

Cá nhân ông Nguyễn Dũng Thanh trình bày rõ, thửa đất đang tranh chấp là do ông mua lại dằm đất do bà Xuân Hòe đặt mua từ trước nhưng không có nhu cầu sử dụng.

Ông Dũng cho rằng đất của ông đầy đủ giấy tờ như: Quyết định giao đất số 406/QĐ-UB ngày 10/11/1995 của UBND huyện Nghĩa Đàn, Biên bản cắm mốc giao đất tại thực địa ngày 20/7/2010 của UBND xã Nghĩa Bình... nhưng nay lại bị chính quyền "phủi tay".

Ông Thanh mua cả đất và nhà trên đất với số tiền là 1.000.000 đồng, nộp tiền thành 2 đợt có lệnh thu tiền chứng minh (như đã nêu ở trên).

Sau đó được ông Nguyễn Hữu Luật và ông Lê Viết Thắng trực tiếp giao đất. Ông Thanh mua thửa đất thứ 2 nộp tiền có lệnh thu chứng minh.

Ông Đặng Thường Phú - công chức địa chính xã Nghĩa Bình (người trực tiếp giao đất thực địa cho gia đình ông Nguyễn Dũng Thanh vào năm 2010): Sau khi giao đất thì xảy ra tranh chấp cho đến nay. Việc UBND thị trấn Nông Trường 1/5 giao đất cho bà Võ Thị Thu Huyền ,bản thân ông Phú cũng như UBND xã Nghĩa Bình không có giấy tờ lưu trữ, chứng minh và cũng không được biết.

Biên bản cắm mốc giao đất thực địa được chính quyền xã Nghĩa Bình vào ngày 20/7/2010.

Phần kết luận nêu rõ: Hộ bà Võ Thị Thu Huyền không cung cấp được các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đã được nhà nước giao đất tại thửa đất đang tranh chấp. Hộ ông Nguyễn Dũng Thanh cung cấp các hóa đơn thể hiện nội dung mua nhà cân và không có giấy tờ nào khác thể hiện việc được thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất được quy định tại khoản đ, Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 tại vị trí đất tranh chấp.

Mặt khác, việc chia ốt quy hoạch chợ nông trường 1/5 được thực hiện từ năm 1991 - 1993 đã hoàn thành việc giao đất (sau khi ông Thanh mua nhà cân). Sau khi hoàn thành việc giao đất, UBND thị trấn Nông Trường 1/5 đã vẽ sơ đồ, lập danh sách các hộ được giao đất trình UBND huyện Nghĩa Đàn ra quyết định giao đất.

Riêng thửa đất đang tranh chấp không được UBND huyện Nghĩa Đàn giao cho hộ gia đình cá nhân nào và được UBND thị trấn Nông trường 1/5 quy hoạch là cổng vào chợ thị trấn nông trường.

Ngày 28/7/2014, gia đình ông Nguyễn Dũng Thanh có đơn xin kiến nghị giải quyết vấn đề đất đai dù trước đó đã được UBND xã Nghĩa Bình có Biên bản cắm mốc giao đất thực địa vào ngày 20/7/2010 nhưng lại bị một hộ dân gần đó tranh chấp.

Vì thế, quyết định ông Nguyễn Dũng Thanh và bà Võ Thị Thu Huyền không phải là người sử dụng đất hợp pháp tại thửa số 14 tờ bản đồ 69, xã Nghĩa Bình, diện tích 99,2m2 tại khối Tân Cường, thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn.

Giao cho UBND xã Nghĩa Bình thu hồi biên bản giao đất thực địa lập ngày 20/7/2010 về việc giao đất cho ông Nguyễn Dũng Thanh. Tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với các cá nhân liên quan vì đã xảy ra sai sót trong việc giao đất cho ông Nguyễn Dũng Thanh tại thực địa không đúng quy trình của pháp luật. Giao UBND thị trấn Nghĩa Đàn quản lý thửa đất tranh chấp (thửa số 14 tờ bản đồ 69) và đưa vào sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nhận được Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An gia đình ông Nguyễn Dũng Thanh không khỏi bức xúc. Từ việc bị hàng xóm tranh chấp, giờ cá nhân ông cũng bị bác hoàn toàn những quyền lợi liên quan đến thửa đất mà mình đã mua gần 30 năm nay.

Gia đình ông Nguyễn Dũng Thanh cho rằng việc UBND huyện Nghĩa Đàn thu hồi thửa đất trên là không đúng, là "tiền hậu bất nhất, sự phủi tay" của chính quyền.

“Phiếu thu tiền ghi là mua nhà cân nhưng thực chất đó là mua tài sản và diện tích đất gắn liền với tài sản đó. Thời điểm năm 1992 không ai bỏ ra đến 1.000.000 đồng để mua một cái nhà cân đã hư hỏng không còn sử dụng được nữa.

Khu vực này chưa được quy hoạch, đất còn rất hoang sơ nên giá rẻ... Tất cả quá trình mua bán, nộp tiền đều có hóa đơn chứng từ đầy đủ, tại sao chính quyền lại không giao đất cho gia đình tôi? Bởi thế việc UBND huyện Nghĩa Đàn thu hồi diện tích đất của gia đình tôi là tước đi các quyền lợi hợp pháp của chúng tôi.

Chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình”, đại diện gia đình ông Nguyễn Dũng Thanh cho biết.

Thậm chí quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện Nghĩa Đàn còn làm cho các thành viên trong gia đình ông Thanh giật mình.

Trong khi ông Nguyễn Dũng Thanh cung cấp các giấy tờ gồm: Lệnh thu tiền số 16/1 ngày 26/11/1992, lệnh thu tiền số 01 ngày 4/5/1993 ghi rõ tạm nộp tiền mua nhà cân ốt chợ có xác nhận người thu và kế toán tài vụ với số tiền mỗi lần là 500.000 đồng.

Như Dân trí đã thông tin trước đó, ông Nguyễn Dũng Thanh (hiện trú tại huyện Tương Dương, Nghệ An) vừa làm đơn gửi các cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để đòi lại công bằng một mảnh đất được ông mua 27 năm trước từ chính quyền địa phương.

Cụ thể, trong đơn thư ông Thanh trình bày rõ: Năm 1992, ông có mua từ UBND xã Nghĩa Bình (nay thuộc khối Tân Cường, thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), một mảnh đất có kích thước rộng 5m, dài hơn 20m, tổng diện tích là 105m2. UBND xã Nghĩa Bình thời điểm đó cũng đã thu tiền và có biên lai rõ ràng cho ông Thanh.

Ngày 20/7/2010, UBND xã Nghĩa Bình tiến hành cắm mốc và bàn giao đất cho gia đình ông Thanh. Nội dung Biên bản cắm mốc giao đất tại thực địa vào sáng ngày 20/7/2010 của UBND xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn có sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo xã gồm có ông Phan Hải - Phó chủ tịch UBND xã; Hồ Trọng Hiến - Cán bộ Tư pháp; ông Đặng Thường Phú (cán bộ Địa chính) và ban cán sự xóm.

Sau nhiều lần tranh chấp, các cấp chính quyền cũng đã vào cuộc để hòa giải nhưng bất thành.

Nội dung trong biên bản giao đất ghi rõ: Giao cho ông Nguyễn Dũng Thanh nhận quyền sử dụng đất loại đất ở nông thôn. Sau khi được giao đất, ông Thanh làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định để cho vợ chồng người con gái xây dựng làm nhà. Cũng thời điểm này, người hàng xóm cạnh bên cho rằng họ đã mua mảnh đất này từ UBND xã Nghĩa Bình nên đất thuộc quyền sở hữu của họ.

Sau khi xuất hiện sự tranh chấp, chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều buổi hòa giải giữa 2 bên nhưng không có kết quả.

“Trong khi gia đình tôi trình ra nhiều loại giấy tờ như: biên lai thu tiền mua đất, biên bản giao đất thì phía gia đình người hàng xóm không hề cung cấp được loại giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc thửa đất trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ. Vậy mà sự việc kéo dài trong suốt nhiều năm qua làm gia đình tôi khốn khổ”.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Tác giả: Nguyễn Duy

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP