Đi ngoài nắng nóng vào điều hòa lạnh vừa nguy hiểm vừa tốn điện (hình minh họa) |
Để tránh tình trạng này, bạn cần lưu ý những gợi ý sau.
Cẩn thận khi từ ngoài trời nắng nóng đi vào phòng lạnh
Khi bạn vừa ở nơi nắng nóng, bạn muốn chấm dứt cảm giác nóng nực, bức bối, người đang đẫm mồ hôi nên đi vào phòng có điều hòa cho mát.
Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Nguyên nhân do nhiệt độ quá chênh lệch giữa ngoài trời và phòng điều hòa dẫn đến tình trạng thay đổi thân nhiệt nhanh chóng sẽ gây khởi phát các cơn hen cấp tính ở người mắc bệnh hen suyễn, đôi khi mắc cả đột quỵ, cảm lạnh đột ngột.
Những gì cần làm là lau sạch mồ hôi, đợi một chút cho cơ thể hạ nhiệt rồi mới bước vào phòng điều hòa để tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra cho cơ thể, đặc biệt khi bạn có một mình không thể xoay xở được điều bất trắc.
Hơn nữa, việc làm này làm tăng hóa đơn tiền điện do khi cơ thể của bạn đang nóng, bạn sẽ dùng điều khiển để thúc đẩy quá trình làm lạnh hơn bình thường. Số điện sẽ nhảy vọt trong quá trình này.
Để nhiệt độ quá chênh lệch so với ngoài trời
Có một sự thật là ai cũng mong muốn để nhiệt độ thấp khi sử dụng điều hòa, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nhưng thói quen này cực kì nguy hiểm vì nó vô tình khiến bạn và những người trong phòng đó dễ bị sốc nhiệt, cảm lạnh. Cơ thể của con người không phải là một chiếc máy nên khi thay đổi nhiệt độ quá lớn, các tế bào thần kinh không kịp thời thích ứng được nên khả năng sốc nhiệt là rất cao.
Các khớp và dây chằng chưa kịp thích ứng với điều kiện thời tiết sẽ bị kích thích lạnh đột ngột, tạo nên sự cứng khớp không thể vận động linh hoạt, gây đau khớp. Đây là hiện tượng của xã hội tiên tiến mà hầu như nhiều thập kỷ trước ông bà chúng ta ít mắc phải so với bây giờ. Vì vậy hãy chú ý hạ nhiệt độ ở mức vừa phải và không bao giờ để nhiệt độ phòng thấp hơn 7 độ so với ngoài trời.
Việc nhiệt độ chênh lệch như vậy làm gia tăng điện năng cần nạp cho điều hòa là rất lớn. Có một cách khác giúp bạn giảm điện năng nếu bạn đặt trong phòng 1 chậu nước lớn. Nước giúp phòng có độ ẩm và mát hơn thông thường rất nhiều. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng mang quần áo ướt vào phòng vừa nhanh khô vừa không phải sấy.
Buổi đêm, khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp nên bạn có thể tắt điều hòa và dùng quạt nhẹ cùng với chậu nước là nhiệt độ ấy đã gần bằng nhiệt độ khi bạn chạy điều hòa. Lưu ý tận dụng lúc này để điều hòa được nghỉ ngơi và tiết kiệm tiền điện.
Ở trong phòng điều hòa quá lâu
Ai cũng nghĩ rằng, mùa hè nên ở nhà và ôm điện thoại nằm điều hòa cả ngày sẽ tránh được nắng nóng. Nhưng theo các bác sỹ chuyên khoa, nếu mỗi ngày bạn ngồi điều hòa liên tục hơn 8 giờ đồng hồ sẽ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng… đặc biệt rất dễ mắc các bệnh về da như khô da, dị ứng da.
Đó là lý do vì sao những người đi làm văn phòng do họ phải ngồi phòng điều hòa suốt 8 tiếng làm việc và khi trở về nhà cũng mở điều hòa cả tối lẫn đêm, vì vậy mà tình trạng người bị bệnh hô hấp ngày càng tăng và chủ yếu ở độ tuổ từ 26 đến 40 tuổi làm văn phòng. Đồng thời đó cũng là lý do bệnh đau đầu ngày càng phổ biến ở lứa tuổi này. Thậm chí bệnh trầm cảm cũng bắt nguồn từ lý do này.
Để không bị như vậy, bạn cần sắp xếp cho mình một khoảng thời gian nhất định, ra khỏi phòng và vận động ngắn (có thể ngay tại hành lang hoặc dưới sân ở công sở). Việc đi đi lại lại này sẽ giúp cơ thể thư giãn và có chút không khí ngoài trời tốt cho cơ thể.
Có một số người không làm ở văn phòng nhưng cũng suốt ngày ở trong phòng điều hòa, thói quen này hình thành ngay cả khi đi nghỉ. Họ ngại tiếp xúc với không khí ngoài trời quá mức và nếu ở trong phòng điều hòa không có lỗ thông gió, quạt thông khí thì rất có thể bạn sẽ bị nhiễm khuẩn do tích tụ quá nhiều khí CO2 do không khí trong phòng không được làm mới.
Đừng quên mở cửa 1-2 tiếng mỗi lần hoặc sử dụng quạt thông gió để lấy không khí tươi mới cho cả phòng, phòng tránh nhiễm khuẩn ngay trong nhà. Đồng thời phải tắt điều hòa một khoảng thời gian trong ngày để máy được nghỉ, hoạt động sẽ tốt hơn khi tiếp tục chạy. Việc để điều hòa chạy cả ngày lẫn đêm là ngốn tiền điện “khủng” cho gia đình của bạn là đúng rồi.
Tác giả: Toàn Thắng
Nguồn tin: giaoducthoidai.vn