Một cây gỗ lớn có đường kính 60cm đã bị lâm tặc đốn hạ. Ngay gốc cây còn chảy mủ chứng tỏ nó được chặt chưa lâu. |
Thân cây gỗ sau khi đốn hạ đã được lâm tặc cắt thành nhiều khúc để chuẩn bị đưa ra ngoài. Cây gỗ này nằm ngay con đường mòn dẫn vào sâu trong rừng, nhưng không được cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn. |
Một khúc gỗ rừng có đường kính khoảng 70cm vừa bị lâm tặc đốn hạ, tập kết tại một khu đất trống cạnh khe suối để chờ cơ hội đưa ra ngoài. |
Một cây gỗ khác vừa bị lâm tặc đốn hạ, nhưng cũng chưa kịp đưa ra ngoài. Điều đáng nói là ngay cửa rừng có trạm bảo vệ rừng của lâm trường Cô Ba, hạt Kiểm lâm Quỳ Châu cũng phân công cán bộ phụ trách địa bàn này nhưng rừng vẫn chảy máu (!?). |
Trao đổi với PV, ông Lương Văn Đại, Chủ tịch UBND xã Châu Bình cho hay, khu vực trên thuộc sự quản lý của lâm trường Cô Ba; còn một cán bộ phụ trách bảo vệ rừng của lâm trường Cô Ba đóng tại cửa rừng thì cho rằng, khu vực rừng bị chặt phá thuộc sự quản lý của UBND xã Châu Bình. |
Phần ngọn của cây gỗ rừng bị lâm tặc đốn hạ còn sót lại. Nhìn vết cưa này thì rõ ràng việc chặt phá mới diễn ra trong thời gian gần đây. |
Con đường mòn được hình thành do lâm tặc sử dụng để kéo gỗ ra ngoài. Nhìn vết lõm của con đường này, chắc bất kỳ ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận ra là có một lượng lớn gỗ rừng đã đi qua đây. |
Lần theo những con đường mòn được lâm tặc sử dụng để đi sâu vào rừng, nhóm PV đã phát hiện nhiều cây gỗ rừng lớn tại địa bàn xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An bị chặt phá, khai thác trái phép.
Điều đáng nói là hoạt động này diễn ra trong thời gian dài, nhưng cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn không hay biết (!?). Khi được PV cung cấp thông tin thì các chủ rừng trên địa bàn đều nói “không phải của mình”.
Tác giả: Xuân Chinh - Hồ Ngọc
Nguồn tin: Báo Người đưa tin