Xe

Chiếc ô tô Trung Quốc giống Kia Morning vừa ra mắt, giá chỉ 135 triệu đồng hấp dẫn cỡ nào?

Chiếc ô tô điện 2 chỗ ngồi Roewe Clever của hãng xe Trung Quốc có giá bán từ 46.000 nhân dân tệ (tương đương 156 triệu đồng).

Mới đây, hãng xe Trung Quốc Roewe đã chính thức tung ra sản phẩm mới mang tên Clever, một mẫu hatchback điện nhỏ bé 2 ghế ngồi và bộ la-zăng thép dễ thương.

Nhìn qua, thiết kế chung của xe điện Roewe Clever trông gần giống với chiếc Kia Morning. Tuy nhiên, thiết kế này không được đánh giá cao, đặc biệt khi đem nó so sánh với một số mẫu xe khác vừa ra mắt ở thị trường Trung Quốc như Wuling Hongguang MINI EV và Changan Oshan Neo II.

Mẫu Clever hiện tại sẽ được bán với hai phiên bản khác nhau gồm EV300 với cụm pin 27 kWh và cự li di chuyển 260 km; EV360 với cụm pin 29 kWH và cự li di chuyển 302 km, tất cả dựa theo chu trình NEDC. Hai bản xe có công suất như nhau là 50 mã lực và 100 Nm mô-men xoắn cực đại.

Nội thất của Roewe Clever trông đặc biệt lạc hậu, với bảng đồng hồ toàn kim chỉ, phanh tay cơ học, cần số như “máy cày”, và một cụm điều khiển trung tâm tới từ… năm 2011. Đây là những lựa chọn lạ lùng bởi những mẫu xe chạy xăng thế hệ mới của Roewe vốn có thiết kế đẹp và trang bị hiện đại hợp xu hướng. Hầu hết các đối thủ trong phân khúc này đã chuyển sang công nghệ màn hình kỹ thuật số hoàn toàn từ lâu, với bộ chọn số kiểu núm xoay và phanh tay điện tử.

Giá xe Clever mới khởi điểm từ 46.000 nhân dân tệ và kết thúc ở 51.000 nhân dân tệ (tương đương 156 – 173 triệu đồng). Mặc dù nghe qua thì rẻ, nhưng đây lại là một cái giá không hề rẻ nếu so sánh với một vài đối thủ vừa ra mắt của Clever.

Xe điện Roewe Clever trông gần giống với chiếc Kia Morning.

Những chiếc xe hơi Trung Quốc nổi tiếng về mức giá cả phải chăng và mẫu mã bên ngoài đẹp, song bị đánh giá thấp bởi thường xuyên nhái sản phẩm của các thương hiệu lớn.

Theo một chuyên gia về ô tô, chính sự chắp vá máy móc, kiểu dáng, công nghệ và đa phương tiện nên có thể nhìn xe Trung Quốc đẹp song người ta đặt câu hỏi về chất lượng các mẫu xe trên có thực sự tốt khi mà nhà sản xuất không đi từ cốt lõi, chưa phân phối độc quyền.

Thực tế, theo một số chuyên gia, quá trình chuyển giao và lớn mạnh của các thương hiệu xe các quốc gia đều là sự học hỏi lẫn nhau. Ngành xe hơi của Hàn Quốc cũng từng học hỏi và cạnh tranh quyết liệt với ngành xe hơi Nhật Bản để cho ra đời những hãng xe mang thương hiệu đất nước này. Hay Thái Lan dù là nước sản xuất xe lớn của thế giới nhưng không hề có mẫu xe thương hiệu quốc gia, song xe sản xuất tại đây vẫn được thừa nhận nhiều ở các quốc gia khác bởi tuân thủ theo chuỗi sản xuất và thương hiệu thế giới.

Tại Việt Nam, trước năm 2018 hầu hết là lắp ráp từ các hãng, chỉ đến năm 2019 VinFast ra mẫu xe riêng trên cơ sở mua công nghệ, máy móc nước ngoài để thiết kế một mẫu xe Việt hoàn chỉnh. "Trong bối cảnh toàn cầu hóa xe hơi và chuỗi sản xuất, việc học hỏi, mua công nghệ, máy móc và đa dạng hóa linh kiện, thậm chí mua thiết kế các hãng lớn không làm xấu đi uy tín hãng xe hoặc ảnh hưởng đến chất lượng xe.

Điều quan trọng nhất là các hãng, doanh nghiệp phải "đánh bài ngửa" với người tiêu dùng về công nghệ này, thiết bị này tốt hay không tốt, sự kết hợp các công nghệ đem đến những gì cho người tiêu dùng và để thuyết phục khách hàng, giá cả chưa hẳn quan trọng mà chính là thái độ làm ăn chân chính và uy tín thương hiệu mang tầm quốc gia", một chuyên gia xe hơi bình luận.

Tác giả: Thu Hà (T/h)

Nguồn tin: vietq.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP