Giáo dục

Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 hai môn bắt buộc

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành ngày 28/11. Theo đó, hai môn thi bắt buộc gồm Toán và Ngữ văn

Hai môn còn lại thí sinh được chọn từ các môn học lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, thi theo hình thức trắc nghiệm.

Riêng môn Văn theo hình thức tự luận, các môn khác thi trắc nghiệm.

Như vậy, dù là môn học bắt buộc ở cấp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Ngoại ngữ và Lịch sử được xếp vào nhóm môn thi lựa chọn.

Trước đó, Bộ GD-ĐT đưa ra 3 phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025:

Phương án 1: Lựa chọn: 2 + 2: thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 ( Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án 2: Lựa chọn: 3 + 2: môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.


Phương án 3: Lựa chọn: 4 + 2: 4 môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 .

Trong đó, Bộ GD-ĐT đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án 1.

Bộ GD-ĐT cho rằng, nếu thi theo phương án này, các thí sinh sẽ chỉ còn thi 4 môn (hiện nay thi 6 môn). Theo đó, đảm bảo những yêu cầu là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội; số buổi thi giảm 1 buổi còn 3 buổi gọn nhẹ hơn, giảm áp lực và đỡ tốn kém cho xã hội.

Phương án thi này cũng không gây ra sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn khoa học tự nhiên như hiện nay. Tạo điều kiện giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn 2 trong số 9 môn học để thi, sẽ có 36 cách thức lực chọn khác nhau, tạo điều kiện để thí sinh lự chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của thí sinh.

Theo Bộ GD-ĐT, mục đích tổ chức thi theo phương án này nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người chọ theo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Tác giả: Nguyễn Trang

Nguồn tin: Báo VOV

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP