Điển hình như các xã: Tràng Sơn có 32 lô trúng đấu giá thu được 13, 7 tỷ đồng; Hòa Sơn 34 lô thu được 12,36 tỷ đồng; Tân Sơn 21 lô thu được 14,7 tỷ đồng; Thái Sơn 33 lô thu được 22,4 tỷ đồng; Lưu Sơn 31 lô thu được 17 tỷ đồng...
Khu vực đất trúng đấu giá tại xã Tràng Sơn (Đô Lương) đang được một số hộ dân xây dựng công trình nhà ở. Ảnh: Ngọc Phương |
Để siết chặt nạn “cò đất”, trên tình hình thực tế, UBND huyện đã thành lập tổ giám sát các cuộc đấu giá. Bình quân mỗi tổ có 6 thành viên, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực kinh tế làm tổ trưởng, các thành viên là đại diện phòng Tài nguyên môi trường, Tư pháp, Tài chính, Kinh tế hạ tầng.
Tổ giám sát đã phối hợp với UBND các xã có đất đưa ra đấu giá, trực tiếp tham gia giám sát tại các cuộc đấu giá và có các biện pháp xử lý hợp lý, kịp thời. Đặc biệt, xác định bước giá đất phù hợp với tình hình thực tế, sát với giá trị thị trường của lô đất, tránh việc thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng, lợi ích của người tham gia đấu giá.
Hệ thống đường giao thông được đầu tư xây dựng tại vùng đất trúng đấu giá ở xã Lưu Sơn. Ảnh: N.P |
Vì vậy, các đối tượng “cò đất” khó thực hiện các hành vi như: thông đồng, dìm giá, ép giá đối với người tham gia đấu giá.
UBND huyện Đô Lương cũng đề nghị UBND các xã có đất đấu giá, trong quá trình xác định giá khởi điểm lô đất phải bám sát giá đất thị trường hiện tại.
Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ học tập kinh nghiệm một số huyện để tham mưu phương án đấu giá gián tiếp thí điểm một số xã.
Tác giả: N.P
Nguồn tin: Báo Nghệ An