Món ăn đường phố gây tranh cãi
Vào ngày 21/10, trang tin "Tứ Xuyên quan sát" đăng tải bài viết về món ăn đường phố có tên là "tóc nướng muối ớt" đang gây trang cãi trên Douyin. Theo đó, một số tài khoản của mạng xã hội này chia sẻ việc gần đây một số quán ăn trên đường phố Thành Đô với hình thù rất lạ mắt.
Từ hình ảnh trong các đoạn clip thì thực khách trông như đang thưởng thức ngon lành những đĩa "tóc" được nướng với gia vị là muối ớt rắc kèm bên trên. Nhiều người nổi tiếng bị thu hút bởi món ăn này đã chia sẻ những đoạn video khiến nó trở thành "hot trend".
Món ăn đường phố của Thành Đô có tên là "tóc nướng muối ớt" đang trở thảnh hot trend tại Trung Quốc. (Ảnh: SCTV) |
Sau khi các clip được đăng tải, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Nhiều người tò mò muốn khám phá món ăn độc lạ này, trong khi số khác lại tỏ ra e ngại, sợ hãi trước hình ảnh "tóc" dày đặc như vậy. Thậm chí, có người thẳng thắn nói đây là "món ăn kinh dị", cho rằng ai có can đảm trải nghiệm thật là khác thường và khuyên mọi người nên cẩn thận khi ăn nó.
Tuy nhiên, một bộ phận khác, đặc biệt những người thích thử những thứ mới lạ lại cho rằng "tóc nướng muối ớt" là một món ăn vô cùng thú vị. Cuộc tranh luận rất gay gắt và thu hút tới hàng trăm nghìn người tham gia.
Thực chất, thứ giống như tóc này là một loại tảo lam có tên gọi là hải phát thái. (Ảnh: Douyin) |
Sự thực về món ăn "tóc nướng muối ớt"
Trong bài đăng của "Tứ Xuyên quan sát" đã dẫn lời giải thích của chuyên gia Dịch Tư Lam và Dương Địch, thực chất, món ăn gây tranh cãi này là một loại tảo có tên gọi là hải phát thái (海发菜), có mùi vị khá ngon.
Tảo lam hải phát thái có tên khoa học là Nostoc flagelliforme, là một loại tảo thuộc chi Nostoc thuộc họ Nostocaceae. Nó phân bố rộng ở một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Somalia, Hoa Kỳ… Tảo này thường được tìm thấy ở các sa mạc và đất cằn cỗi. Tại Trung Quốc, tảo này chủ yếu mọc ở các vùng sa mạc khô cằn như Cam Túc, Thiểm Tây, Thanh Hải, Tân Cương và Nội Mông.
Tảo lam hải phát thái có màu sẫm và vẻ ngoài giống như tóc, không có hoặc thỉnh thoảng phân nhánh, đường kính từ 0,2 đến 1 mm, dài hàng chục cm sau khi hút nước, phồng lên rõ rệt và đàn hồi. Tảo này thường bò trên đá, cỏ, đan xen vào nhau. Một đầu đi sâu vào đất và phồng lên gọi là "rễ".
Tảo lam hải phát thái chủ yếu mọc ở các vùng sa mạc khô cằn, có vẻ ngoài rất độc đáo. (Ảnh: Sohu) |
Tảo hải phát thái được chế biến bằng cách phơi khô ngay sau khi thu hoạch. Do tốc độ sinh sản nhanh và vòng đời ngắn nên hiện nay nó được trồng nhân tạo ở nhiều khu vực.
Tảo hải phát thái trong y học được đánh giá là một loại thực phẩm cực kỳ quý giá. Nó rất giàu protein, echinone, phycocyanin, canxi, phốt pho, sắt và các nguyên tố khác. Mỗi 100g chứa 20 đến 23g protein, 45mg phốt pho, 25mg canxi và 20mg sắt. , thành phần cao hơn nhiều so với thịt hoặc trứng thông thường.
Tảo hải phát thái lần đầu được mô tả là trong các tài liệu từ thời nhà Tấn. Trong Đông y, nếu sử dụng tảo hải phát thái thường xuyên có thể thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giải đờm và giảm ho, đồng thời có tác dụng chữa bệnh nhất định đối với bệnh tăng huyết áp, viêm phế quản...
Cách phát âm của tảo hải phát tái có nhiều tương đồng với từ "phát tài" trong tiếng Trung. Vì thế, nó thường được chế biến thành món ăn trong đêm giao thừa để cầu may. Loại thực phẩm này rất được người dân Đài Loan, Macao, Hong Kong ưa chuộng.
Tảo hải phát thái trong y học được đánh giá là một loại thực phẩm cực kỳ quý giá. (Ảnh: Sohu) |
Trên thực tế, tảo hải phát thái đã được sử dụng như một nguyên liệu nấu ăn từ rất lâu. Người ta thường nấu tảo này thành nhiều món như canh, súp. Tuy nhiên, gần đây, nhiều quán ăn ở Thành Đô đã nghĩ ra cách chế biến mới là nướng tảo hải phát cùng với muối ớt. Do vẻ ngoài đặc biệt giống với tóc người của loại tảo này khiến nhiều người hiểu nhầm nên mới nảy sinh tranh cãi.
Sự xuất hiện của món hải phát thái nướng muối ớt đã góp phần làm phong phú thêm ẩm thực của Thành Đô. Món ăn này như một nét chấm phá độc đáo, mang đến một trải nghiệm mới lạ cho du khách khi đến với thành phố này.
Tác giả: Nguyệt Phạm (Tổng hợp)
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn