Nghề sản xuất mật mía ở xã Thọ Điền đã có hơn 50 năm, trở thành làng nghề truyền thống của người dân |
Dịp cuối năm là thời điểm người dân xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang tất bật thu hoạch mía để ép mật |
Công đoạn thu hoạch mía khá vất vả, nhưng mọi người đều cảm thấy rất vui vì đây là một trong những cây trồng chủ lực phát triển kinh tế |
Cây mía sau khi chặt được kết thành từng bó, đưa lên xe để về nhà ép mật |
Thay vì ép thủ công như trước đây, hiện nay người dân xã Thọ Điền đã sử dụng máy ép để nâng cao hiệu quả sản xuất |
Sau khi ép, loại bỏ tạp chất nước mía được nấu lên và liên tục khuấy đều để tạo ra sản phẩm mật thơm ngon, chất lượng |
Công đoạn nấu mật được thực hiện rất kỹ lưỡng, bài bản, mật mía đủ nhiệt độ màu sắc sóng sánh, tỏa hương vị thơm lừng |
Nghề sản xuất mật mía thường phải thức khuya, dậy sớm. Vậy nhưng, với những người tâm huyết giữ nghề thì họ luôn rất vui, ấm áp khi được nấu mật bên bếp lửa đỏ rực giữa mùa Đông giá lạnh |
Mật sôi sùng sục, tỏa hương vị ngọt ngào lan tỏa khắp khắp nơi |
Mật mía ở xã Thọ Điền được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, giá bán giao động từ 50-60 nghìn đồng/ lít, dịp cận tết thường rất khan hiếm hàng đôi khi giá bán tăng lên 70 nghìn đồng/ lít |
Mật mía được người dân đóng can, tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch, vận chuyển đi nhiều nơi để chế biến kẹo, làm bánh, làm món quà quê ý nghĩa với mọi người khi mùa Xuân đến |
Hiện nay ở xã Thọ Điền có khoảng 100 hộ giữ nghề sản xuất mật mía truyền thống, ước tính mỗi năm cho thu nhập hơn 10 tỷ đồng. Cây mía trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới nơi đây |
Mùa thu hoạch mía, sản xuất mật luôn rộn ràng, ấm cúng. Năm nay cây mía phát triển tốt, mật bán giá cao, được thị trường ưa chuộng đã mang đến nhiều niêm vui cho người dân gắn bó với nghề trồng mía |
Sau khi thu hoạch, chế biến mật, phần ngọn của thân cây mía được người dân xã Thọ Điền lựa chọn để trồng vụ mới, phấn đấu phủ kín 30 ha diện tích đất mía trên địa bàn |
Tác giả: Văn Chương
Nguồn tin: kinhtedothi.vn