Dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi đang có chiều hướng gia tăng, trong đó đáng lo ngại là tình trạng lây lan do người dân xả thải chưa qua xử lý ra môi trường |
Trong đó, dịch bệnh xảy ra tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng, nhất là 2 huyện An Biên và An Minh; một số ao nuôi công nghiệp, bán công nghiệp tại vùng Tứ giác Long Xuyên.
Theo nhận định, các dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi đang có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng lo ngại nhất là tình trạng lây lan do người dân cố tình xả nguồn nước có chứa mầm bệnh chưa qua xử lý ra môi trường.
Năm 2018, tỉnh Kiên Giang có kế họach thả nuôi 123.000 ha tôm nuôi nước lợ (đến nay đã thả được 106.288 ha), sản lượng thu hoạch 69.000 tấn tôm nguyên liệu. Để hạn chế rủi ro, dịch bệnh, ngành nông nghiệp tỉnh đã đầu tư, đưa vào sử dụng điểm giao dịch giống thủy sản tập trung vùng U Minh Thượng (đặt tại Thứ Bảy, huyện An Biên); tăng cường kiểm tra việc sản xuất, vận chuyển, kinh doanh tôm giống; thực hiện quan trắc môi trường định kỳ; hỗ trợ xét nghiệm tôm giống miễn phí cho nông dân trước khi thả nuôi; cấp phát chlorine để xử lý các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng...
Tác giả: Đ.T.CHÁNH
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam