Sinh ra trong một gia đình thuần nông có tới 10 người con, nên chỉ học hết lớp 10 là anh Phan Công Sỹ phải nghỉ học để đi làm. Năm 1990, lần đầu tiên anh mày mò, biến chiếc xe bò thành máy cày để thay thế sức kéo của trâu bò. Với thành công bước đầu, anh quyết định mở một xưởng cơ khí nhỏ tại địa phương.
Năm 1998, anh Sỹ mở thêm hạng mục kinh doanh về vận tải, kiêm sửa chữa máy móc. Sau đó một thời gian, anh chỉ tập trung vào việc sửa chữa và chế tạo các loại máy trong ngành nông nghiệp.
Sau khi mất 3 ngón tay, anh và vợ lại quyết định “chia đôi con đường” sau những năm chung sống không mấy mặn mà. Năm 2014, anh quyết định từ bỏ tất cả đi xuất khẩu lao động tại Angola. Tại xứ người, anh vẫn giữ đam mê sửa chữa máy móc. Với sự giúp đỡ của một số đồng hương, anh thuê đất, mở xưởng sửa chữa máy móc, không lâu sau anh Sỹ nhận được tin mẹ ở quê nhà lâm trọng bệnh. Anh một lần nữa bỏ tất cả để trở về.
Chiếc máy cày bừa đa năng “4 trong 1” do anh Sỹ chế tạo. (Ảnh: Long Trần) |
Về nước, vẫn tiếp tục niềm đam mê của mình, tháng 11/2016, anh mày mò để chế tạo máy cày đa chức năng với ý tưởng ban đầu là làm máy cày, bừa đa sau đó lắp ráp thêm các thiết bị của máy xúc và máy trộn bê tông.
Sau hơn 3 tháng miệt mài, chiếc máy cày đa chức năng cũng ra đời từ động cơ Diesel với 28 mã lực có hộp số được chế từ máy gặt liên hợp. Sắt phế liệu được anh tận dụng hàn nối thành khung sườn, cabin được lắp ghế ngồi, có bộ phận tăng tốc, giảm tốc.
Máy có cấu tạo nhỏ, nhẹ nên tốc độ cày bừa rất nhanh. Với một sào đất, chỉ mất chừng 20 phút, trong khi các loại máy khác mất ít nhất là 45 phút. Máy tiết kiệm nhiên liệu, trung bình một sào đất Bắc bộ, máy chỉ tiêu thụ từ 0,8 đến 0,9/lít dầu, trong khi các máy khác gấp 3 lần số nhiên liệu đó.
Tính đến hiện nay, anh Sỹ đã nhận được trên 20 đơn đặt hàng trên mọi miền đất nước. Mỗi chiếc máy được anh bán ra với giá 75 triệu đồng và nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo người dân.
Tác giả: LY NGA
Nguồn tin: Báo VTC News