MXH lan truyền chóng mặt "đơn thuốc cứu sống bệnh nhân Covid-19"
Mới đây, trên mạng xã hội, một bài đăng từ fb P.X.T chia sẻ cách tự cứu cho gia đình có người là F0. Theo đó, vị này chia sẻ lên facebook cá nhân rằng, trong trường hợp người nhà F0, không triệu chứng và đến ngày thứ 5, 6, 7, 8 mà phát hiện triệu chứng khó thở, nặng ngực nhưng xe cấp cứu không đến kịp thì bạn hãy tự điều trị cho người nhà theo đơn thuốc.
Đơn thuốc này được kê cụ thể liều lượng và cách dùng cho bệnh nhân Covid-19 xuất hiện triệu chứng vào ngày thứ 5, 6, 7, 8 như sau:
Với thông tin quá đỗi nóng hổi, chỉ sau 19 giờ chia sẻ, facebook của vị "chuyên gia" này đã nhận được 7.000 lượt bày tỏ cảm xúc, 5.200 lượt chia sẻ và hàng trăm bình luận. |
Vị "chuyên gia" khẳng định: "Việc điều trị này tương tự với bệnh hen hoặc COPD. Mục tiêu là giúp bệnh nhân qua cơn khó thở trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của y tế nhà nước".
Và để tăng thêm độ tin cậy của "đơn thuốc" này thì người đăng còn khẳng định, công thức này đã được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa bệnh phổi ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tuy nhiên vị bác sĩ mà vị kia tham vấn tên tuổi cụ thể ra sao thì không được đề cập đến trong bài đăng.
Vị "chuyên gia" cũng không quên nhắc nhở người dân "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, nhất là mục chống chỉ định".
Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai khẳng định thông tin đơn thuốc điều trị F0 ngay tại nhà khi xuất hiện triệu chứng nặng là hoàn toàn không chính xác, thậm chí sai kiến thức hoàn toàn. |
Với tình hình hiện tại ở TP.HCM là các F0 không triệu chứng sẽ tổ chức cách ly tại nhà thì việc "quăng" ra một đơn thuốc điều trị khi tình huống cấp bách sẽ "hút" hơn bao giờ hết. Người dân vốn mù mờ thông tin, cũng chẳng hiểu công dụng của từng loại thuốc ra sao, tác dụng chống chỉ định thế nào... cứ thế truyền tay share khắp, thậm chí tag bạn bè người thân để "phòng thân".
Bác sĩ lên tiếng phản pháo về đơn thuốc điều trị F0 tràn lan mạng xã hội
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành công văn gửi các tỉnh thành hướng dẫn cách ly F0 tại nhà sau thời gian điều trị tại các cơ sở y tế. TP.HCM. Và một trong các hướng dẫn cách ly F0 có đề cập vấn đề: "Theo dõi sức khỏe cẩn thận". Theo đó:
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn - trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM - cho biết việc triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà sau 10 ngày nằm viện được đưa ra dựa trên kết quả theo dõi khoảng 70 - 80% trường hợp F0 không có triệu chứng thời gian qua.
Các trường hợp F0 sau 10 ngày được điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp Realtime RT-PCR, nếu kết quả âm tính sẽ được chuyển cách ly tại nhà. Ngoài ra, với những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT>=30) cũng có thể đưa về nhà theo dõi điều trị bởi khả năng lây nhiễm với những người xung quanh là rất thấp.
Các trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Bệnh nhân sẽ có số điện thoại đường dây nóng thông tin diễn biến sức khỏe khi cần thiết; nhân viên y tế sẽ kiểm tra, theo dõi hằng ngày và đến lấy mẫu xét nghiệm.
BS Ngô Đức Hùng (khoa cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai) (hay còn gọi là BS Hùng Ngô, biệt danh BS "Húng Ngò") khẳng định, thông tin đơn thuốc điều trị F0 ngay tại nhà khi xuất hiện triệu chứng nặng là hoàn toàn không chính xác, thậm chí sai kiến thức hoàn toàn.
"Nếu một F0 không xuất hiện triệu chứng vào ngày 7-10 điều đó có nghĩa là sức khỏe bệnh nhân ổn định, hoàn toàn không cần phải dùng bất kỳ một loại thuốc gì", BS Ngô Đức Hùng cho biết.
Trong khi ở đây bài đăng lại nhận định "đến ngày thứ 5, 6, 7, 8 mà phát hiện triệu chứng khó thở, nặng ngực", điều này hoàn toàn vô lý, không có thật trong thực tế.
Thêm vào đó, việc tự ý cho F0 dùng những loại thuốc như trên, kể cả đã được kê ra liều lượng cụ thể cũng không đảm bảo an toàn sức khỏe. Chưa kể, "việc cho uống corticoid và thuốc giãn phế quản là thừa và gây nguy hiểm cho người bệnh", BS Hùng Ngô khẳng định.
|
BS Hùng Ngô cho biết thêm, tất cả những loại thuốc được vị "chuyên gia" kê bên trên đều nằm trong danh mục thuốc kê đơn, không được tự ý dùng. Do đó, việc phát tán đơn thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19 nói chung trên mạng xã hội khiến người dân hiểu sai, thậm chí tự trang bị kiến thức chữa bệnh tại nhà có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
BS Hùng khẳng định: "Khi bệnh nhân Covid-19 xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt cần liên lạc ngay với nhân viên y tế, liên lạc càng sớm càng tốt để được hướng dẫn chính xác".
Chung nhận định này, BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) cho hay, đơn thuốc điều trị F0 xuất hiện triệu chứng ngay tại nhà là thứ "tào lao hết sức", cảnh báo người dân tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị khi xuất hiện triệu chứng bệnh Covid-19 vì có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Vị chuyên gia cho biết thêm, hiện nay tại TP.HCM, F0 được điều trị tại nhà cần chú ý nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở (đang nằm ngửa thấy thở khó quá phải ngồi dậy, hay đang ngồi phải ngồi thẳng dậy để dễ thở hơn), nhịp thở nhanh (trên 20 lần/phút), đau hoặc tức ngực thường xuyên, đo SPO2 (nồng độ bão hòa ôxy trong máu ngoại vi) (nếu có) bằng cách kẹp đầu ngón tay mà thấy xuống dưới 95%, bệnh nhân không tỉnh táo, môi, da, móng tay nhợt nhạt, thậm chí tím tái lại.
Khó thở trong nhiều trường hợp chỉ là dấu hiệu giả do lo lắng quá mức. |
BS Khanh nhận định, đây là dấu hiệu căn bản cho thấy bệnh Covid-19 đã dần dần ảnh hưởng nặng đến hệ hô hấp, cần gọi y tế phường nếu bạn ở nhà, gọi nhân viên y tế quản lý khu cách ly. Bình tĩnh ngồi hít thở sâu khi chờ đợi, có thể nằm sấp để dễ thở hơn.
Tuy nhiên, cần chú ý, khó thở trong nhiều trường hợp chỉ là dấu hiệu giả do lo lắng quá mức. Bạn cần phân biệt bằng cách thử ngồi chậm rãi hít thở sâu: hít bằng mũi thật sâu, thật đầy hơi vào bụng, sau đó từ từ thở ra bằng miệng. Nếu làm một hồi thấy dễ thở hơn, hoặc có một chuyện gì đó làm bạn chú tâm, sau đó tự thấy... dễ thở trở lại thì yêu tâm "khó thở" này chỉ là báo động giả vì không có chuyện bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng mà lúc khó thở, lúc không, hãy thư giãn và yên tâm nghỉ ngơi để nhanh hồi phục sức khỏe.
Tác giả: TH
Nguồn tin: Nhịp sống Việt