Bạn cần biết

Loại lá có tác dụng trị nám da, giảm nổi mề đay, nhưng 3 nhóm người này không nên sử dụng

Nám da càng được điều trị từ sớm thì càng đỡ tốn kém và rút ngắn thời gian điều trị.

Loại lá vườn nhà có tác dụng trị nám da, giảm nổi mề đay

Theo bác sĩ CKII da liễu Nguyễn Phương Thảo (làm việc tại TP.HCM), nám da là tình trạng da xuất hiện những đám màu nâu hoặc màu xám nâu trên da. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều trên da mặt, cổ, ngực hoặc lưng do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tuy không nguy hiểm cho tính mạng, xong nám da ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khiến chị em mất tự tin khi giao tiếp.

Nám da càng được điều trị từ sớm thì càng đỡ tốn kém và rút ngắn thời gian điều trị. Bác sĩ Thảo cho biết, chị em có thể áp dụng những nguyên liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị, tiết kiệm chi phí trong điều trị nám.

Trong lá tía tô rất giàu vitamin A, C, chất chống oxy hóa, chất giữ ẩm, kháng sinh tự nhiên... có thể giúp da bớt xỉn màu hơn, bớt sạm nám.

Một trong những loại lá trị nám được bác sĩ tiết lộ đó là tía tô. Trong lá tía tô rất giàu vitamin A, C, chất chống oxy hóa, chất giữ ẩm, kháng sinh tự nhiên... có thể giúp da bớt xỉn màu hơn, bớt sạm nám. Ngoài ra, lá tía tô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như quercetin, acid alpha-lineclic, luteolin, rosmarinic acid… có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamin, từ đó thuyên giảm triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.

Bạn có thể ép tía tô lấy nước cốt để uống, đồng thời lấy phần bã đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Sau một thời gian, tình trạng ngứa ngáy sẽ giảm đáng kể.

Hoặc sử dụng lá tía tô giã nát, hòa chung với một lượng nước nhỏ để làm loãng nồng độ lá tía tô. Bôi hỗn hợp này vào những đốm nâu, sẽ giúp trẻ hóa làn da, đồng thời giúp làn da bớt sạm màu hơn.

Tuy nhiên khi sử dụng loại lá này để làm đẹp, chúng ta cần phải che nắng rất kỹ càng. Nếu không che nắng kỹ sẽ khiến làn da bị phản tác dụng.

Những tác hại khi dùng lá tía tô sai cách

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), tía tô trong Đông y còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh. Tía tô có tác dụng trị cảm mạo, sốt, ho. Ngoài tác dụng làm đẹp, lá tía tô còn có thể chống lại bệnh ung thư, do chiết xuất của nó có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh.

Lá tía tô có chứa flavonoid, chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày. Điều này bao gồm đầy hơi, buồn nôn. Ngoài ra, nước tía tô là loại nước rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ.

Tuy nhiên, không được lạm dụng tía tô vì khiến cơ thể bị đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ khác. Người khỏe mạnh chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô trong một ngày, mỗi lần uống nên chia nhỏ ra.

Tía tô trong Đông y còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh. Tía tô có tác dụng trị cảm mạo, sốt, ho.

Đặc biệt có 2 nhóm người không nên dùng tía tô:

- Phụ nữ mang thai không nên uống nước lá tía tô vì cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.

- Người bị cảm nóng. Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Bên cạnh đó, người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không để lại biến chứng nguy hiểm.

Tác giả: Đậu Đậu

Nguồn tin: Báo Tổ quốc

  Từ khóa: trị nám da , lá tía tô

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP