Đẹp

Mùa hanh khô, đừng quên cân bằng độ pH cho da

Tiết trời hanh hao thiếu ẩm, kết hợp với môi trường ô nhiễm sẽ phá vỡ sự cân bằng dầu và nước, gây bong tróc và khó chịu cho da. Do đó, để duy trì một làn da khỏe mạnh và ẩm mượt thì việc duy trì độ cân bằng pH là điều rất cần thiết.

Vậy độ pH là gì và làm sao để duy trì một chỉ số lý tưởng?

Độ pH là gì?

pH là viết tắt của từ Potential of Hydrogen, là thông số thể hiện tính axit, trung tính hay kiềm của một chất. Độ pH này có thể thay đổi từ 0 đến 14.

Độ pH bằng 7 được gọi là trung tính. Khi pH nhỏ hơn 7 thì dung dịch có môi trường axit và khi pH lớn hơn 7 thì môi trường có tính kiềm. Độ pH có giá trị càng nhỏ thì tính axit càng mạnh và pH càng lớn thì tính kiềm của dung dịch đó sẽ càng cao.

Khô ráp, đổ dầu thừa hay nổi mụn không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu cho thấy độ pH của da đang mất cân bằng. (Ảnh minh họa)

Việc cân bằng độ pH cho da quan trọng như thế nào?

Theo báo cáo của hơn 130 nghiên cứu lâm sàng, đạt được độ pH hoàn hảo chính là bí quyết để có làn da đẹp. Làn da đạt được độ pH lý tưởng là 5,5 sẽ duy trì được độ ẩm tối ưu, đồng thời được bảo vệ khỏi các gốc tự do, các loại vi khuẩn dễ sinh sôi, ô nhiễm và các chất kích thích từ môi trường.

Da là tạng có kích thước lớn nhất trên cơ thể con người. Da có chức năng là một lớp màng bảo vệ trên bề mặt, một hàng rào axit. Lớp phủ axit sẽ phối hợp với các thành phần bài tiết tự nhiên trên da như mồ hôi, cholesterol, enzyme và thậm chí là dầu nhờn của chính da để bảo vệ da và cơ thể khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Khi da bị tổn thương do một trong các trường hợp như bị chấn thương, bỏng. Khi đó màng bảo vệ của da bị mất, đây sẽ là “cửa ngõ” cho các vi sinh vật tấn công vào cơ thể, đặc biệt là gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.

Mặt khác, độ pH của da có tính axit nên nó cũng đóng một vai trò trong việc giữ cân bằng cho hệ vi sinh vật thường trú tại chỗ. Chính các lợi khuẩn sinh sống trên da này góp phần tạo ra môi trường có tính axit, giúp tiêu diệt các mầm bệnh có hại cho da.

Trong trường hợp độ pH của da bị mất cân bằng và rối loạn liên tục ở mức độ mạnh có thể dẫn đến một số tình trạng xấu hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng da. Bạn có thể thường gặp nhất là chứng rối loạn da và cảm giác khô, căng tức khi sử dụng sữa rửa bằng xà phòng có tính kiềm cao. Thêm vào nữa, sức đề kháng của da sẽ trở nên suy yếu, da dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài tác động.

Ảnh minh họa

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu độ pH của làn da mất cân bằng?

Khi độ pH cao hay thấp hơn mức cân bằng tự nhiên thì lớp màng bảo vệ sẽ bị phá vỡ và làn da dễ dàng gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng:

- Độ độ pH quá thấp, làn da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông lớn và thường xuyên nổi mụn.

- Nếu độ pH cao vượt mức cân bằng thì làn da lão hóa sớm và có một số biểu hiện như da khô ráp, nếp nhăn xuất hiện.

- Da bị viêm nhiễm, sưng rát, mụn xuất hiện và dễ kích ứng cũng là vấn đề da gặp phải khi bị mất cân bằng độ pH.

- Lớp màng bảo vệ bị phá vỡ cũng khiến cho việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da không đạt hiệu quả tối ưu.

Cách cân bằng độ pH đảm bảo làn da khỏe đẹp

Để đảm bảo độ pH của làn da luôn ở trạng thái cân bằng, các chuyên gia da liễu khuyến cáo như sau:

Chỉ sử dụng mỹ phẩm có độ pH đúng chuẩn: Nên chọn các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, tẩy trang… có độ pH trung bình từ 4-6. Tránh dùng các sản phẩm có độ pH từ 7 trở lên với tính kiềm cao dù làm sạch sâu, giúp da mặt thông thoáng nhưng chỉ sau 1 thời gian da sẽ bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên.

Ảnh minh họa

Xây dựng liệu trình chăm sóc da đúng cách:

+ Chỉ nên rửa với sữa rửa mặt 2 lần/ngày và không tác động mạnh lên bề mặt da.

+ Không nên dùng khăn bông lau mặt, nếu dùng thì dùng khăn mềm và vệ sinh sạch sẽ.

+ Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ uy tín và có ghi rõ các thành phần.

+ Thời gian mỹ phẩm phát huy hiệu quả từ 3-4 tuần nên tránh việc thay đổi sản phẩm chăm sóc da liên tục có thể làn da chưa kịp thích ứng và gây hại cho làn da.

+ Nhớ tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 20-30 phút.

Tác giả: Hoàng Ly (tổng hợp)

Nguồn tin: Báo Gia đình Việt Nam

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP