Quang cảnh lễ hội Đền Quả Sơn năm 2018. Ảnh tư liệu |
Tại các quyết định công nhận, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện Hưng Nguyên, Đô Lương và Con Cuông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc quản lý điểm du lịch hiệu quả.
Đặc biệt, phải bảo vệ, giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch, đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan; bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội; đảm bảo sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện vận chuyển khách tham quan, du lịch.
Đáng chú ý, UBND tỉnh yêu cầu ban hành quy chế, nội quy quản lý và khai thác các điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản liên quan. Cùng với đó, xây dựng nội dung thuyết minh, các ấn phẩm quảng bá, giới thiệu nhằm phát huy giá trị của các điểm du lịch.
Nghi lễ hầu đồng ở Đền Hoàng Mười. Ảnh tư liệu |
Trước đó, vào tháng 12/2017, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công nhận 7 điểm du lịch gồm: Khu di tích lịch sử Truông Bồn (huyện Đô Lương); Đền thờ Hoàng đế Quang Trung và di tích Phượng Hoàng Trung Đô; Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ (TP. Vinh); Chùa Đại Tuệ (huyện Nam Đàn); Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP. Vinh); Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu); Điểm du lịch cộng đồng bản Nưa (xã Yên Khê, huyện Con Cuông).
Như vậy, tính đến thời điểm này, Nghệ An đã có 10 điểm du lịch được công nhận. Việc công nhận điểm du lịch địa phương nhằm tiến tới chuyên nghiệp hóa các điểm du lịch, tăng sức thuyết phục, hiệu quả của công tác quảng bá, giới thiệu các điểm đến tới du khách gần xa. Đồng thời, nêu cao vai trò, trách nhiệm, ý thức của ngành quản lý, chính quyền địa phương và mỗi người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy các điểm đến, khẳng định chất lượng thương hiệu du lịch Nghệ An./.
Tác giả: Phước Anh
Nguồn tin: Báo Nghệ An