Đặc biệt, thời gian gần đây, giá gừng củ Kỳ Sơn tăng mạnh và hiện đang ở mức khoảng 35.000 đồng/kg, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước cũng như giá đầu mùa. Theo thống kê sơ bộ, hiện bà con các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Kỳ Sơn đã tiêu thụ được hơn 2.000 tấn gừng, cho thu nhập hàng chục tỷ đồng. Hầu hết số gừng trên được các doanh nghiệp trên địa bàn thu mua xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Gừng Kỳ Sơn là giống gừng bản địa do bà con dân tộc trồng ở độ cao trên 700 mét |
Gừng tiêu thụ mạnh, giá tăng một phần nhờ chỉ dẫn địa lý “Gừng Kỳ Sơn” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Theo đó, gừng Kỳ Sơn được bảo hộ chỉ dẫn tại 15 xã vùng cao dọc biên giới với diện tích quy hoạch gần 1.000 héc-ta. Cùng với chỉ dẫn địa lý, bà con cũng đã nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tem nhãn truy xuất nguồn gốc, logo bao bì đóng gói đẹp… Những điều này đã góp phần nâng cao vị thế, tên tuổi và củng cố lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm “Gừng Kỳ Sơn”.
Hiện nay, huyện Kỳ Sơn đang đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho bà con cùng tổ chức liên kết sản xuất, phát triển thương hiệu “Gừng Kỳ Sơn” thành thương hiệu OCOP mạnh của địa phương. Đồng thời, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm để giúp bà con có thêm thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Gừng Kỳ Sơn được đồng bào trồng nhiều ở các xã: Na Ngoi, Bảo Thắng, Đoọc Mạy, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Ải, Mường Típ, Keng Đu, Na Loi, Bắc Lý, Mỹ Lý và Bảo Nam. Trong đó, trồng nhiều nhất là ở xã Na Ngoi với diện tích trên 150 héc-ta. |
Tác giả: Phương Linh
Nguồn tin: Báo Công thương