Tin trong tỉnh

Nghệ An: Khai quật di tích khảo cổ học Cồn Đất

Sáng ngày 14/3, Bảo tàng Nghệ An phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành động thổ khai quật khảo cổ tại di tích Cồn Đất, thôn Nghĩa Đông, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Được sự cho phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tại Quyết định số 519/QĐ-BVHTTDL ngày 6/5/2024 cho phép Bảo tàng Nghệ An phối hợp với đoàn chuyên gia khảo cổ học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khai quật di tích Cồn Điệp, tại xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu.

Quyết định số 519/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho phép khai quật khảo cổ di tích Cồn Đất.

Thời gian khai quật từ ngày 10/3 đến ngày 30/5/2024 với tổng diện tích 30m2 (gồm 2 hố, mỗi hố có diện tích 15m2). Chủ trì khai quật là Tiến sĩ Nguyễn Hữu Mạnh thuộc Bộ môn Khảo cổ học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Theo Quyết định số 519 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong thời gian khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ Di sản Văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản Văn hóa.

Thời gian khai quật từ ngày 10/3 đến ngày 30/5/2024 với tổng diện tích 30m2.


Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ, Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản để tránh hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó…

Di tích khảo cổ học Cồn Đất ở thôn Nghĩa Đông, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu được phát hiện năm 1979. Đây là một Điệp lớn hình bát úp có dấu vết hoạt động của người nguyên thủy. Tầng văn hoá dày 1-11m ở trong hố đào dày từ 2-7,5m bao gồm vỏ điệp, sò, hàu, các loại ốc, cua, lẫn mùn nâu và than tro.

Đoàn khảo cổ học phối hợp huyện Quỳnh Lưu và xã Quỳnh Nghĩa tổ chức lễ động thổ khai quật di tích Cồn Đất.


Di tích được khai quật lần đầu tiên năm 1981, cho thấy di tích mang đặc trưng của văn hóa Quỳnh Văn, dự đoán có niên đại trong khoảng 4.300 - 3.400 năm trước Công Nguyên.

Việc tiếp tục khai quật nghiên cứu di tích khảo cổ học Cồn Đất nhằm tìm hiểu và làm rõ hơn niên đại của di tích, xác định giá trị của di tích trong tiến trình lịch sử. Từ đó đóng góp thêm tư liệu cho lịch sử tiền sử Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung, cung cấp bằng chứng khoa học cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Di tích Cồn Điệp hiện nay có 2 hố với rất nhiêu vỏ điệp, sò, hàu, các loại ốc, cua, lẫn mùn nâu và than tro.


Những hiện vật thu giữ được trong quá trình khai quật sẽ được Bảo tàng Nghệ An lưu giữ, qua đó sẽ làm phong phú thêm bộ sưu tập hiện vật của Bảo tàng, đồng thời phục vụ hiệu quả cho việc bảo quản trưng bày, quảng bá các giá trị lịch sử văn hóa của Nghệ An.

Tác giả: Quang Anh - Thanh Toàn

Nguồn tin: congly.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP