Tin trong tỉnh

Nghệ An tích cực xây dựng đề án giao thông thông minh

Mục tiêu của đề án là nhằm gia tăng tiện ích cho người dân khi tham gia giao thông, kéo giảm tỷ lệ tai nạn giao thông bền vững, hạn chế tối đa tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực đô thị...

Trong 3 ngày nghỉ lễ, lực lượng CSGT tổ chức 260 ca tuần tra, kiểm soát, với 955 lượt CBCS tham gia, qua đó phát hiện lập biên bản hành chính 665 trường hợp. Trong đó, 206 trường hợp là người điều khiển xe ôtô (xe khách 46, xe tải 139, xe con 20, xe taxi 01); 455 trường hợp là xe mô tô - gắn máy, 4 trường hợp xe máy điện.

Theo đó, lực lượng chức năng đã tạm giữ 11 xe ô tô, 130 mô tô - xe máy, 4 xe máy điện; đồng thời ra quyết định xử phạt 495 trường hợp, chuyển Kho bạc thu phạt 295.770.000 đồng.

Sáng 16/4, UBND tỉnh tổ chức họp để nghe và cho ý kiến dự thảo đề án Giao thông thông minh. Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Ảnh: Phạm Bằng

Giao thông thông minh (ITS) là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển điện tử, tin học và viễn thông trong lĩnh vực giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải.

Tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh đang quản lý 102.868 xe ô tô; 1.538.836 xe mô tô; 73.886 xe máy điện và 856 phương tiện thủy nội địa. Tốc độ phát triển các loại phương tiện giao thông cơ giới thuộc nhóm cao trong cả nước (khoảng 15%/năm). Ngoài ra, hàng ngày có khoảng 18.000 lượt xe ô tô ngoại tỉnh hoạt động trên các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh. Nghệ An đang sắp bước vào giai đoạn ô tô hóa.

Nghệ An có tốc độ phát triển phương tiện giao thông cơ giới thuộc nhóm cao, sắp bước vào giai đoạn ô tô hóa. Ảnh: P.B

Trong những năm trở lại đây, mỗi năm Nghệ An có hơn 400 người thương vong do tai nạn giao thông. Tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ đã xảy ra; hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông, công trình công cộng chưa tương xứng. Theo cơ quan xây dựng đề án, với những thực trạng trên, việc định hướng phát triển giao thông thông minh là giải pháp khắc phục một cách tổng thể.

Mục tiêu của đề án đến năm 2010 bước đầu xây dựng ở mức độ tiếp cận. Đến năm 2025, cung cấp các dịch vụ cần thiết nhằm gia tăng tiện ích cho người dân khi tham gia giao thông, xây dựng một số giải pháp hướng đến giảm tỷ lệ tai nạn giao thông bền vững, hạn chế tối đa tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực đô thị, quản lý chặt chẽ phương tiện vận tải, giao thông công cộng, giao thông cá nhân theo hướng bền vững.

Các nhiệm vụ xây dựng giao thông thông minh được chia làm 3 giai đoạn với 18 nhiệm vụ cụ thể như nâng cấp phòng điều hành giao thông tại Sở GTVT và phòng giám sát trật tự an toàn giao thông tại phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, lắp đặt bổ sung hệ thống thiết bị giám sát giao thông; hoàn thiện hạ tầng kết nối các thiết bị giám sát giao thông; xây dựng thí điểm 1 trạm kiểm soát tải trọng xe tự động và kết nối các cân tải trọng hiện tại…

Đại tá Nguyễn Đức Hải - Phó Giám đốc Công an tỉnh góp ý kiến vào đề án. Ảnh: P.B

Tại cuộc họp, đại diện các ngành Công an tỉnh, Sở Tài chính... đã góp ý vào các nội dung của đề án. Sở GTVT và đơn vị tư vấn đã trao đổi, giải trình những nội dung các ngành có ý kiến.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, đề án này ở các TP Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh đã triển khai rồi nên khi Nghệ An triển khai sau thì phải thông minh hơn. Đây là đề án khó, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh còn nhiều hạn chế nên cần nguồn vốn lớn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, với thực trạng giao thông đang còn nhiều hạn chế như ở Nghệ An, đề án cần phải đánh giá kỹ lưỡng, đưa ra được những giải pháp thông minh, hiệu quả, tiết kiệm, tích hợp được nhiều nội dung. Sở GTVT chủ trì, phối hợp đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các ngành để hoàn thiện dự thảo đề án, trước khi trình UBND tỉnh.

Tác giả: Phạm Bằng

Nguồn tin: Báo Nghệ An

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP