Cuộc sống

Nghỉ trưa công ty tranh thủ chạy về nhà vì nhớ vợ mới cưới, cảnh tượng trong phòng tắm khiến tôi nóng mặt

Tưởng sẽ tạo bất ngờ cho vợ con, ai ngờ tôi mới thực sự là người phải bất ngờ.

Tôi mới cưới vợ lần thứ 2 cách đây 3 tháng, sau khi ly hôn với vợ cũ được gần 1 năm. Cô vợ mới của tôi là con gái cưng của một gia đình giàu có, và mối duyên này cũng là do mẹ tôi sắp xếp vì mẹ tôi là bạn thân của mẹ cô ấy. Theo như lời mẹ tôi kể thì cả hai từ nhỏ đã là "thanh mai trúc mã", nhưng vì gia đình cô ấy sang nước ngoài sinh sống nên từ đó đến nay mới gặp lại nhau.

Vợ mới khá trẻ, cô ấy nhỏ hơn tôi 7 tuổi. Ban đầu gặp mặt tôi có ấn tượng tốt với cô gái này, vì vừa xinh đẹp, gia đình có điều kiện, lại vừa biết cách ăn nói khéo léo. Sau khoảng thời gian tìm hiểu nhau thì tôi chính thức đổ gục trước nàng và ngỏ ý muốn cưới cô về làm vợ. Dù tôi đã trải qua một đời vợ, còn có cậu con trai riêng 6 tuổi, nhưng cô ấy vẫn không hề nà vấn đề này, mà đồng ý cùng tôi về chung một nhà.

Tôi bị vẻ dịu dàng, chu đáo của vợ mới làm chi xiêu lòng (ảnh minh hoạ).

Nghĩ bản thân may mắn gặp được đúng người, lại hiểu chuyện như thế nên tôi rất thương và cưng chiều cô vợ mới của mình. Hôm nay tranh thủ công việc khá nhàn rỗi, tôi quyết định không ăn cơm trưa tại công ty như mọi lần, mà quay về nhà đưa vợ và con trai ra nhà hàng ăn bữa cơm gia đình. Vì cũng khá lâu rồi, công việc vào mùa bận rộn nên tôi không có thời gian nhiều dành cho 2 mẹ con cô ấy, nên nghĩ đây là dịp thích hợp đề bản thân bù đắp dần dần cho vợ con.

Trước khi về nhà giữa trưa, tôi không hề báo trước với vợ mà định bụng sẽ tạo cho cô ấy, và con trai một sự bất ngờ. Đang trong đợt nghỉ hè nên con trai chủ yếu sẽ ở nhà, và được vợ mới của tôi chăm sóc. Bình thường tôi thấy con trai rất vâng lời người mẹ thứ 2 này, vợ tôi cũng luôn thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với đứa con riêng của chồng nên tôi cảm thấy rất vui, an tâm để vợ ở nhà chăm con, còn bản thân ra ngoài kiếm tiền.

Tôi cứ nghĩ cô ấy đối xử với con riêng của mình rất tốt (ảnh minh hoạ).

Về đến nhà sau hơn nửa tiếng chạy xe giữa trưa, tôi nhẹ nhàng mở cổng đi vào nhà, bước chân rón rén không tiếng động vì muốn tạo bất ngờ cho vợ và con trai. Thế nhưng đi suốt từ phòng khách đến phòng ngủ, tôi không hề thấy bóng dáng vợ con đâu cả. Đến khi nghe tiếng quát lớn ở trên lầu, tôi mới chạy lên xem thì suýt ngã ngửa với cảnh tượng trước mắt.

Cô vợ mới của tôi ấy thế mà cầm một cây gậy chỉ chỉ vào mặt con trai nhỏ, thái độ và giọng điệu rất chanh chua, hách dịch, đúng kiểu những bà mẹ kế đóng vai "ác độc" trong phim. Còn con trai tôi thì nước mắt chảy dài, mặt trắng bệch nhưng không dám khóc thành tiếng mà chỉ có những tiếng ức, nấc rất nhẹ. Thằng bé lúc này đang ngồi trong nhà vệ sinh cặm cụi giặt đống quần áo.

Tận mắt nhìn thấy cảnh này, máu tôi như dồn lên não, tôi tức giận hét lớn một tiếng. Lúc này thì cô vợ mới mới giật mình phát hiện tôi đứng ở phía sau lưng.

- Cô đang làm gì thế hả? Sao lại bắt con trai tôi giặt đống quần áo này? Nó chỉ mới có 6 tuổi thôi! Tôi bảo cô ở nhà chăm con mà cô lại hành hạ nó như vậy hả?

- Ơ... anh về lúc nào sao không báo em một tiếng. Anh đừng hiểu lầm, em chỉ đang tập cho con một số công việc nhà để con làm quen. Như vậy thì sau này lớn lên, con có thể tự lập, phụ giúp bố mẹ anh ạ!

Ảnh minh hoạ

- Cô thôi ngay biện minh, tôi đã nhìn thấy hết cả rồi! Cô dạy con mà quát mắng nó, còn cầm gậy đe doạ thế kia thì dạy con kiểu gì? Thằng Bi nó còn nhỏ, lại là con trai mà cô bắt nó giặt nguyên một núi đồ như thế thì có ác không hả?

Lúc này cảm xúc của tôi như bùng nổ, tôi ôm con trai vào lòng dỗ dành. Thằng bé có vẻ đã chịu nhiều uất ức trước đây, nhưng vì sợ nên giấu, một mình chịu đựng sự ngang ngược của bà mẹ kế chứ không bao giờ dám hé miệng kể với bố. Nhìn con sợ hãi, tôi thực sự rất đau lòng. Dù cô vợ mới ra sức giải thích, tôi đều không nghe lọt tai lời nào cả.

Không ngờ rằng, tôi lại "dẫn sói" vào nhà, để cô ta đối xử với đứa con trai mình hết lòng yêu thương, "cưng như trứng mỏng" một cách tàn nhẫn như thế. Trong khi đó, vợ cũ của tôi lại là một người phụ nữ đảm đang, một người mẹ hoàn hảo thì tôi lại chọn con đường ly hôn, để rồi giờ đây phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng này.

Bấy lâu nay, tôi đã bị vẻ ngoài hiền dịu, luôn tỏ ra ân cần của cô ta làm cho "mờ mắt". Nếu trưa hôm nay tôi không bất thình lình trở về nhà thì có lẽ chuyện này sẽ vẫn kéo dài, thậm chí là để lại cho con trai nỗi ám ảnh, đè nén tâm lý nặng nề. Cứ nghĩ đến điều đó, nước mắt tôi lại trực trào, hối hận vì mình đã không làm tròn bổn phận của một người cha tốt.

Vậy mà trước đây khi ly hôn vợ cũ và dành quyền nuôi con, tôi đã hứa với cô ấy với một lời hứa chắc nịch rằng, tôi sẽ chăm sóc con tốt hơn cả khi con ở với cô ấy. Nhưng tôi đã không thực hiện được lời hứa này. Nếu vợ cũ của tôi biết được sự thật, con trai bị mẹ kế đối xử không tốt thì chắc chắn cô ấy sẽ làm mọi cách để đón con trai về bên mình.

Lúc này, tôi như đứng trên đống lửa vậy, không biết bản thân nên làm gì để tốt nhất cho con thời điểm hiện tại. Tôi có nên ích kỷ giữ con lại bên mình, hay để con về sống với mẹ ruột của nó thì tốt hơn? Hoặc là tôi sẽ ly dị cô vợ mới, đuổi cô ta ra khỏi nhà và cứ ở vậy mà nuôi con...

Tâm sự từ độc giả [email protected]

Quyết định về việc con nên ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn, là một quyết định rất quan trọng và phức tạp, và nó cần được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con.

- Lợi ích của con: Quan trọng nhất là đặt lợi ích và trái tim của con lên hàng đầu. Cần xem xét xem việc ở với ai sẽ mang lại sự ổn định, sự phát triển toàn diện và môi trường tốt nhất cho con. Điều này bao gồm các yếu tố như sự yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ tâm lý và vật chất, cũng như khả năng tạo ra một môi trường gia đình ổn định và an lành cho con.

- Khả năng chăm sóc: Xem xét khả năng chăm sóc của mỗi bên phụ huynh. Điều này bao gồm khả năng cung cấp cho con những nhu cầu cơ bản như chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, cũng cần xem xét khả năng tạo ra một môi trường ổn định và an toàn cho con, bao gồm sự ổn định tài chính và một ngôi nhà ổn định.

- Mối quan hệ với mỗi bên phụ huynh: Đánh giá mức độ tương tác, mối quan hệ và sự gắn kết của con với mỗi bên phụ huynh. Việc duy trì một mối quan hệ yêu thương, hỗ trợ và tương tác tích cực với cả hai bên phụ huynh có thể có lợi cho sự phát triển và hạnh phúc của con.

- Sự thích ứng của con: Xem xét khả năng thích ứng của con với môi trường mới, và sự thay đổi trong cuộc sống. Một số trẻ em có thể thích ứng tốt với việc chia thời gian sống cùng cả hai bên phụ huynh, trong khi những trẻ em khác có thể cần một môi trường ổn định hơn. Vì vậy, bố mẹ cần lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc, ý kiến, cũng như mong muốn của con.

- Sự hỗ trợ từ hệ thống pháp luật: Nếu không thể đạt được sự đồng thuận giữa hai bên phụ huynh, có thể cần sự can thiệp từ pháp luật để đưa ra quyết định cuối cùng về việc con nên ở với ai, dựa trên lợi ích tốt nhất cho con.

Trong mọi trường hợp, quan trọng nhất là lắng nghe và tôn trọng ý kiến ​​của con, và cố gắng tìm ra một giải pháp mà tất cả các bên liên quan có thể đồng ý làm việc cùng nhau, để đảm bảo sự phát triển toàn diện, lành mạnh và hạnh phúc của con ở hiện tại, cũng như tương lai về sau.

Tác giả: TRANG TRI

Nguồn tin: phunuphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP