Thế giới

Trung Quốc 'mượn' thiết kế vũ khí Nga ra sao?

Mặc dù Trung Quốc và Nga là “bạn bè hữu hảo”, thậm chí còn tổ chức tập trận chung, mới đây, tờ Sputnik News của Nga đăng bài báo có tựa đề ‘Trung Quốc thiếu tiêm kích trên hạm, chỉ có chiếc J-15 đầy vấn đề”.

Tiêm kích J-15

Tiêm kích J-15 là phiên bản sao chép bất hợp pháp của Trung Quốc dựa trên dòng tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga, một biến thể của tiêm kích ra đời trong những năm 1980 là Su-27K. Theo National Interest, Trung Quốc đã mua được một máy bay T-10K-3, một nguyên mẫu của máy bay Su-33, từ Ukraine. Và họ đã dựa vào đây thiết kế máy bay J-15.

Với thái độ hả hê và cười trên nỗi đau của kẻ khác, Sputnik News đào sâu vào “nỗi thống khổ” mang tên J-15.

“Tình yêu đối với máy bay J-15 thế hệ 4 hiếm khi được thể hiện trong các giới liên quan tại Trung Quốc”, tờ báo Nga viết. “Báo Asia Times ghi nhận rằng báo chí Trung Quốc đã nhiều lần chê bai máy bay J-15, gọi nó là “con cá quẫy”, ý nói khả năng hoạt động trên tàu sân bay yếu kém của nó. Trong khi đó, các tàu sân bay Trung Quốc bằng sức mạnh tự thân của máy bay (không có máy phóng hơi nước hoặc từ trường như tàu sân bay Mỹ-PV). Các động cơ yếu cộng thêm thân xác nặng nề của J-15 hạn chế nghiêm trọng tính hiệu quả trong hoạt động; với trọng lượng 17,5 tấn, máy bay này thuộc dạng nặng nhất trong số các tiêm kích trên hạm. Máy bay chủ lực trên hạm của Mỹ là F-18 chỉ nặng 14,5 tấn”.

Nhiều người mua hàng trên eBay và Amazon có thể chứng thực đối với những gì xảy ra khi bạn mua những sản phẩm “nhái”. Đã có rất nhiều máy bay J-15 gặp vấn đề, gặp tai nạn và đó là lý do Trung Quốc phải phát triển một tiêm kích trên hạm khác, J-31.

Sau khi mổ xẻ các khiếm khuyết của J-15, Sputnik News dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin giải thích vì sao không nên sao chép máy bay của nước khác mà không xin phép.

“Nhiều năm trước đây, người Trung Quốc đã quyết định tiết kiệm tiền, và thay vì mua nhiều máy bay Su-33 từ Nga để có giấy phép sản xuất tại Trung Quốc, họ chọn mua một nguyên mẫu Su-33 từ Ukraine”, ông Kashin nói.

“Việc phát triển J-15 tốn nhiều thời gian và tiền hơn dự kiến, và loạt máy bay đầu tiên cho thấy độ tin cậy của chúng thấp”, ông Kashin nói. Theo ông, Trung Quốc đã bỏ thêm tiền, thời gian và có vẻ cũng đã giải quyết được một số vấn đề với J-15, để nó đạt mức độ tin cậy chấp nhận được với vai trò một tiêm kích trên hạm.

Nhưng J-15 không phải là thứ vũ khí duy nhất Trung Quốc sao chép không phép từ nước ngoài.

Tác giả: Anh Minh

Nguồn tin: Báo Tiền phong

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP