Luật sư Trương Văn Tuấn, Đoàn luật sư TPHCM. |
Tuy có điều kiện mà những người này không cứu giúp dẫn đến hậu quả anh P. bị chết thì hành vi của những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" theo Điều 132 Bộ luật hình sự nêu trên, với khung hình phạt lên đến 2 năm tù".
Luật sư Tuấn phân tích thêm: "Trong vụ tai nạn này, cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ lái xe khách có lỗi hay không khi tông trúng anh P. dẫn đến tai nạn làm anh P. tử vong, để từ đó xác định trách nhiệm hình sự của tài xế xe khách.
Nếu cơ quan chức năng xác định người lái xe khách có lỗi (chạy quá tốc độ cho phép, đi sai làn đường…) thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), cụ thể với với tình tiết định khung được quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 260 là "làm chết người", khung hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù".
Vài người đi xe máy qua phát hiện anh P. bị thương nằm trên đường nhưng đều "làm ngơ" đi luôn, sau đó không ngờ anh P. bị tử nạn thương tâm. |
Gặp người bị nạn cần cứu giúp như thế nào?
Khi gặp các trường hợp người tham gia giao thông bị nạn, cách tốt nhất để cứu được người bị nạn là gọi ngay đến tổng đài 115 hoặc 113 để nhận được sự trợ giúp, hô hoán mọi người xung quanh giúp đỡ và có thể dùng điện thoại quay lại cảnh cứu giúp người bị nạn để cung cấp cho cơ quan chức năng. Đây là cách vừa cứu giúp được người bị tai nạn đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, vừa không bị cơ quan chức năng mời làm việc nhiều lần với tư cách người làm chứng. |
Cứu giúp người bị nạn không chỉ là tình người mà còn là nghĩa vụ. Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc giúp người gặp nạn có thể đem đến phiền phức, từ đó dẫn đến tâm lý e ngại, không nhiệt tình trong việc cứu giúp những người gặp nạn.
Về vấn đề này, luật sư Trương Văn Tuấn cho rằng, qua vụ tai nạn thương tâm của anh P., chúng ta thấy rõ sự vô cảm của một số người tham gia giao thông khi gặp người bị tai nạn. Có thể do tâm lý của những người này sợ cơ quan chức năng gây phiền hà, khi điều tra vụ án có thể bị triệu tập nhiều lần với tư cách người làm chứng nên họ có thái độ né tránh, làm ngơ và không cứu giúp người bị nạn.
Việc cứu giúp tính mạng của một con người quan trọng hơn nhiều so với những tổn thất về thời gian hay sự phiền toái mà mọi người có thể gặp phải. Vậy gặp người bị nạn, ứng xử như thế nào cho có tình người và đúng luật?
Luật sư Trương Văn Tuấn chia sẻ: "Khi gặp các trường hợp người tham gia giao thông bị nạn, cách tốt nhất để cứu được người bị nạn là gọi ngay đến tổng đài 115 hoặc 113 để nhận được sự trợ giúp, hô hoán mọi người xung quanh giúp đỡ và có thể dùng điện thoại quay lại cảnh cứu giúp người bị nạn để cung cấp cho cơ quan chức năng. Đây là cách vừa cứu giúp được người bị tai nạn đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, vừa không bị cơ quan chức năng mời làm việc nhiều lần với tư cách người làm chứng".
Như Dân trí đã đưa tin, khoảng 21h11 đêm 11/12, anh P.H.P. (SN 1990) điều khiển xe máy lưu thông trên đường ĐT 741, khi đến trước một cây xăng ở ấp Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) thì tự ngã. Anh P. nằm quằn quại trên mặt đường không thể ngồi dậy, chiếc xe máy trượt về phía trước khoảng 5m.
Sau sự cố, có khoảng 4 - 5 chiếc xe máy đi ngang qua vị trí nạn nhân gặp nạn nhưng tất cả chỉ nhìn lướt qua rồi "làm ngơ" bỏ đi. Sau đó không lâu, một chiếc xe khách chạy đến không phát hiện anh P. dưới đường nên đã tông trúng anh P., kéo đi hơn chục mét làm nạn nhân tử vong tại chỗ.
Diễn biến vụ việc đã được camera của cây xăng ghi lại, sau đó đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội khiến dư luận phẫn nộ về sự vô cảm giữa người với người.
Tác giả: Trung Kiên
Nguồn tin: Báo Dân trí