Mặc dù Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 406/CT-TTg “Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”.
Tuy nhiên đến nay, hiện tượng đốt pháo vẫn diễn ra tại một số địa phương. Cụ thể như tại Nghệ An, tình trạng pháo nổ sáng trời đêm giao thừa vẫn xảy ra, xác pháo đỏ đường tại một số huyện.
Ở Nghệ An, địa phương có thể nói là “tiên phong” về thực trạng pháo nổ đêm giao thừa là huyện Quỳnh Lưu, ở địa phương này gần như chưa hề có “lệnh cấm” của Thủ tướng Chính phủ, người dân vẫn vô tư đốt pháo, từ pháo hoa, pháo tràng đến pháo cối.
|
|
Xác pháo đỏ rực trên QL48 thuộc địa bàn xã Quỳnh Châu và xã Nghĩa Thuận thuộc huyện Nghĩa Đàn. |
Mặc dù trước Tết Nguyên đán, người dân tại các xã thuộc huyện này vẫn ký cam kết không đốt pháo. Tuy nhiên việc ký là một đằng, còn thực hiện hay không lại là một chuyện khác.
Hầu hết tại các xã ở huyện Quỳnh Lưu vẫn xảy ra tình trạng đốt pháo, sau đêm giao thừa, xác pháo đỏ đường vẫn không được người dân thu dọn.
Cụ thể như xã Quỳnh Châu, dọc QL48, xác pháo màu đỏ và trắng vẫn đầy đường, nhiều người dân sau khi đốt pháo vẫn ngang nhiên để lại hiện trường xác pháo giống như một “chiến tích” của mình trong một năm qua.
|
|
|
|
|
Việc đốt pháo vào đêm giao thừa tại Nghệ An vẫn diễn ra ngang nhiên. |
Dọc QL48, đến xã Nghĩa Thuận thuộc huyện Nghĩa Đàn, xác pháo cũng không hề thưa kém xã Quỳnh Châu, đi dọc quốc lộ này là la liệt xác pháo được người dân để lại sau khi đốt pháo dịp đêm giao thừa.
Việc đốt pháo tại nhiều địa phương thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn diễn ra công khai, không biết cấp ủy và chính quyền địa phương tỉnh này có chỉ đạo gì đối với việc cấm đốt pháo và quy trách nhiệm đến từng cá nhân, tổ chức hay không mà việc đốt pháo của người dân vẫn diễn ra công khai, không được ngăn chặn triệt để?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Tác giả: Nhật Minh
Nguồn tin: Pháp Luật Plus