Liên quan việc cán bộ trường Đại học Đại Nam mở văn phòng đại diện lấy tên Trường Đại học Đại Nam và nhận làm visa đưa người ra nước ngoài trái phép như Báo Gia đình Việt Nam đã phản ánh, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối, đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã chia sẻ nhiều vấn đề mang tính pháp lý của sự việc.
Luật sư đánh giá như thế nào về việc ông N.V.D dùng hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc không thời hạn của Trường Đại học Đại Nam về địa phương Nghệ An mở văn phòng đại diện lấy tên trường này? Để mở một văn phòng đại diện của trường đại học tại địa phương cần thủ tục gì?
Trường Đại học Đại Nam được thành lập theo Quyết định số 1535/QĐ-TTg ĐHĐN chịu sự điều chỉnh của Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi năm 2018, có hiệu lực ngày 01/07/2019.
Văn phòng tư vấn du học và tuyển sinh Trường đại học Đại Nam đã thành lập từ đầu năm 2018, trước thời điểm Luật Giáo dục đại học sửa đổi có hiệu lực. Do đó trường hợp Văn phòng tư vấn du học và tuyển sinh Trường Đại học Đại Nam thành lập đúng theo quy định của pháp luật sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Giáo dục đại học năm 2012.
Hợp đồng không thời hạn được ký kết giữa Trường Đại học Đại Nam và ông N.V.D |
Căn cứ quy định về cơ cầu tổ chức của đại học tại Điều 15, Điều 21 Luật Giáo dục đại học,
Điều 15. Cơ cấu tổ chức của đại học
- Hội đồng đại học.
- Giám đốc, phó giám đốc.
- Văn phòng, ban chức năng.
- Trường đại học thành viên; viện nghiên cứu khoa học thành viên.
- Trường cao đẳng thành viên; khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Phân hiệu (nếu có).
- Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
Điều 21. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của cơ sở giáo dục đại học. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không có tư cách pháp nhân độc lập, đóng ở tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu.
- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều hành của hiệu trưởng, báo cáo với hiệu trưởng về các hoạt động của phân hiệu, báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương.
- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật này.
Theo đó, trường đại học không được thành lập văn phòng đại diện, chỉ được thành lập phân hiệu tại tỉnh khác, không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện là loại hình chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Việc ông N.V.D dùng hợp đồng lao động và hợp đồng làm việc không thời hạn để mở văn phòng đại diện của trường Đại học Đại Nam tại Nghệ An là hoàn toàn không đúng quy định của pháp luật. Việc thành lập văn phòng đại diện của trường đại học chỉ qua hai trường hợp tại Điều 44 Luật giáo dục đại học:
Điều 44. Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học
- Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
- Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.
Sau khi báo chí thông tin đến Trường Đại học Đại Nam (56 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội) nhà trường trả lời không hề hay biết việc này. Vậy có phải nhà trường đang chối bỏ trách nhiệm của mình?
Việc Trường Đại học Đại Nam khẳng định không nắm được việc này là không có căn cứ. Bởi lẽ căn cứ quy định tại Điều 19, Điều 20, ĐIều 28 Luật Giáo dục đại học và việc Văn phòng tư vấn du học và tuyển sinh Trường Đại học Đại Nam đo ông N.V.D là người đại diện đã thành lập từ đầu năm 2018, Trường Đại học Đại Nam buộc phải nắm được lý lịch của giảng viên trước khi ký hợp đồng lao động với trường.
Khi giảng viên làm việc tại trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của trường đại học đó dưới sự quản lý của Hiệu trưởng, hội đồng khoa học và đào tạo. Ngay cả khi ông N.V.D đã có quyết định nghỉ việc vẫn tiếp tục đến Trường Đại học Đại Nam để tổ chức phỏng vấn với quy mô lớn lên đến 50 - 70 người một buổi phỏng vấn. Thế nên việc Trường Đại học Đại Nam không thừa nhận là không đúng, phải liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng văn phòng Luật Kết Nối cho rằng Trường Đại học Đại Nam liên đới trách nhiệm trong vụ việc này. |
Việc Trường Đại học Đại Nam phủ nhận không biết việc này là hoàn toàn không đúng. Bởi lẽ, là một trường đại học, có tư cách pháp nhân đầy đủ, chịu sự quản lý Nhà nước và chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Trong khi để tổ chức một chương trình tại một trường đại học phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật từ khâu xin cấp phép đến khâu tổ chức quản lý và thực hiện.
Trường Đại học Đại Nam bắt buộc phải biết việc ông N.V.D tổ chức phỏng vấn tại địa điểm của trường ở 56 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hơn nữa, việc này không phải diễn ra chỉ một lần. Mỗi khi có lao động đặt cọc tại Văn phòng ở Nghệ An và khi đủ 50 - 70 ngày ông N.V.D đưa những người này đến trường Đại học Đại Nam để phỏng vấn do đó việc trường cho rằng không biết là hoàn toàn vô lý. Việc chối bỏ trách nhiệm của Trường Đại học Đại Nam là hành vi vi phạm pháp luật, bao che, che dấu.
Cá nhân lợi dụng uy tín của trường đại học để mở văn phòng sẽ bị xử lý như thế nào? Nhà trường có liên đới sẽ bị xử lý ra sao, thưa luật sư?
Ông N.V.D có hành vi thành lập một trung tâm lấy tên là Văn phòng tư vấn du học và tuyển sinh Trường Đại học Đại Nam để đưa các lao động đăng ký tại văn phòng đến phỏng vấn tại Trường Đại học Đại Nam nhằm tạo uy tín và có thu tiền. Đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
Văn phòng lấy tên trường Đại học Đại Nam do ông D. mở tại Nghệ An |
Đối với trách nhiệm của trường đại học Đại Nam, tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015.
Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Xin cảm ơn Luật sư!.
Liên quan đến sự việc đang gây chú ý này, báo Gia đình Việt Nam đã có thông tin về "mắt xích" quan trọng trong đường dây làm Visa đưa người ra nước ngoài tại trường Đại học Đại Nam.
Mời quý độc giả tiếp tục theo dõi sự việc trong bài viết tiếp theo!
Điều 19. Hội đồng khoa học và đào tạo Hội đồng khoa học và đào tạo được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học, giám đốc học viện, đại học, có nhiệm vụ tư vấn cho hiệu trưởng, giám đốcvề việc xây dựng: a) Quy chế, quy định về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên thư viện, phòng thí nghiệm; b) Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường; Điều 20. Hiệu trưởng Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng: d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện: Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động. |
Tác giả: Hoàng Anh
Nguồn tin: Báo Gia đình Việt Nam