Tin trong tỉnh

Đại biểu HĐND phường lấn chiếm đất của gia đình chính sách?

Mặc dù một số cơ quan ngôn luận đã lên tiếng, gia đình đã “cõng” đơn đi khắp nơi nhưng đến nay phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai không hề có phương án giải quyết.

Trong thời gian qua, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được đơn thư của anh Trần Văn Khoa trú tại khối Phú Lợi 2, phường Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai về việc bà Hoàng Thị Cúc (là bí thư chi bộ khối Phú Lợi 1, Đại biểu HĐND phường) không trả lại đất đã lấn chiếm cho gia đình anh.

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện diễn ra như thế nào, PV đã về tận nhà anh Khoa. Trò chuyện cùng với anh Khoa thì, gia đình ông Trần Nghi (ông nội anh Khoa) là một gia đình cách mạng, có truyền thống yêu nước, ông Trần Nghi là Thương binh hạng 2/4 thời chống Pháp, em trai ông là anh Trần Băng liệt sỹ hy sinh năm 1967 tại chiến trường Miền Nam (chưa có vợ con), con trai ông là Trần Thức thương binh mất 61% sức khỏe thời chống Mỹ.

Năm 1947 ông Trần Nghi sau khi tham gia kháng chiến chống Pháp về, ông xây dựng gia đình và ra lập ấp trên khu đất tại đồng Ngòi (nay là khối Phú Lợi 1) lúc bấy giờ khu vực này đang là một bãi đất hoang vu, cằn cỗi, xung quanh đều là sông nước. Bước đầu lập nghiệp vô cùng vất vả, giao thông đi lại khó khăn, nhưng với bản chất của người lính “Cụ Hồ” ngày đêm ông lăn lộn bằng hai bàn tay, sức lực, trí tuệ của mình với mục đích xây dựng nên một nền tảng cho con cháu mai sau.

Hàng năm cứ tích góp được đồng nào ông lại thuê người đào đắp dần, vì vậy sau một thời gian ông đã có một khu đất rộng và một cái ngõ đi vào rộng khoảng 8m. Cái ngõ này không những của ông đi lại mà còn là nơi sửa chữa thuyền cho các ngư dân, điểm sinh hoạt vui chơi văn hóa - thể dục thể thao hàng ngày cho nhân dân trong xóm.

Năm 1950 ông Trần Giong là ông nội bà Cúc Đồng mới ra ở phía trước, phần đất phía nam giáp với ngõ đi của ông Nghi.

Đến năm 1995 tai họa đã ấp xuống gia đình ông, con trai ông Là Trần Thức mất do tái phát vết thương. Đến năm 1998, ông Nghi bị tai biến phải nằm bất tỉnh, cũng do tái phát vết thương. Lúc này toàn bộ gia đình phải tập trung để cứu chữa cho ông và chuyển ông lên nhà con ở để tiện việc chăm sóc.

Lợi dụng lúc nhà không có người ở, bà Hoàng Thị Cúc đã ngang nhiên xây một gian nhà lấn sang đất của ông Nghi, và xây chồng hẳn lên cái bể cạn mà hai gia đình đã làm mốc giới cách đây gần trăm năm. Hiện nay dưới gian nhà đó vẫn còn cái bể cạn, đó là nhân chứng cho việc bà Cúc Đồng đã lấn chiếm đất của ông Nghi.

Ông Trần Yên phân trần với phóng viên khi không được chính quyền trả lời thỏa đáng.

Để kiểm tra tính chính xác trong đơn kêu cứu của anh Khoa, nhóm PV đã tìm gặp ông Trần Yên và một số cụ cao niên trong khối thì được các cụ cho biết: “Từ năm 1947, ông Trần Nghi đã ra đây ở và lúc đó chỉ có ông Nghi ở đây một mình mãi đến năm 1950 ông Giong ông nội anh Đồng (Cúc) mới ra ở phía trước, cái ngõ của ông Nghi đã có trước từ lâu.

Sau khi ông Nghi mất, nhà không có người ở một thời gian dài thì bà Hoàng Thị Cúc tự động xây lấn hết phần ngõ của ông Nghi, còn cái ngõ hiện tại đang đí đó là của ông Trần Yên tự đắp và phá thêm vào đất vườn, chứ không phải ngõ chung của các hộ gia đình tự tạo nên như ông Tuy Chủ tịch UBND thị xã nói”.

“Các đồng chí cán bộ cứ nhầm là đã có ngõ đi và không ảnh hưởng gì đến đời sống dân sinh, nhưng nếu ông Yên không cho anh Khoa đi nữa thì thử hỏi anh Khoa đi vào nhà bằng đường nào?

Chúng tôi đề nghị cán bộ phường, cán bộ thị xã cần xác minh nguồn gốc đất, thời gian sử dụng của từng gia đình, lấy ý kiến của một số cụ cùng lứa tuổi rồi kết luận và trả lời cho công dân cụ thể, chính xác để nhân dân tâm phục, khẩu phục”, ông Yên nói thêm.

Ông Trần Yên phân trần với phóng viên khi không được chính quyền trả lời thỏa đáng.

Để kiểm tra tính chính xác trong đơn kêu cứu của anh Khoa, nhóm PV đã tìm gặp ông Trần Yên và một số cụ cao niên trong khối thì được các cụ cho biết: “Từ năm 1947, ông Trần Nghi đã ra đây ở và lúc đó chỉ có ông Nghi ở đây một mình mãi đến năm 1950 ông Giong ông nội anh Đồng (Cúc) mới ra ở phía trước, cái ngõ của ông Nghi đã có trước từ lâu.

Sau khi ông Nghi mất, nhà không có người ở một thời gian dài thì bà Hoàng Thị Cúc tự động xây lấn hết phần ngõ của ông Nghi, còn cái ngõ hiện tại đang đí đó là của ông Trần Yên tự đắp và phá thêm vào đất vườn, chứ không phải ngõ chung của các hộ gia đình tự tạo nên như ông Tuy Chủ tịch UBND thị xã nói”.

“Các đồng chí cán bộ cứ nhầm là đã có ngõ đi và không ảnh hưởng gì đến đời sống dân sinh, nhưng nếu ông Yên không cho anh Khoa đi nữa thì thử hỏi anh Khoa đi vào nhà bằng đường nào?

Chúng tôi đề nghị cán bộ phường, cán bộ thị xã cần xác minh nguồn gốc đất, thời gian sử dụng của từng gia đình, lấy ý kiến của một số cụ cùng lứa tuổi rồi kết luận và trả lời cho công dân cụ thể, chính xác để nhân dân tâm phục, khẩu phục”, ông Yên nói thêm.

Phần ngõ còn lại của anh Khoa (Bên trái).

Trao đổi với bà Hoàng Thị Cúc (Đồng), bà Cúc cho biết: “Đúng là chúng tôi xây thêm một gian nhà từ năm 1999 và xây tiếp cái cổng, tường bao vào năm 2007, số đất đó trước đây là của ông Trần Nghi. Nhưng bố chồng tôi nói đã mua ông Nghi rồi cho nên tôi mới dám xây (Việc mua bán này không có ai làm chứng!), đầu năm 2015 chú Khoa có sang đề nghị tôi phá đi để lấy đường đi nhưng vợ chồng tôi không đồng ý”.

Để làm rõ thêm thông tin PV đã có buổi làm việc với ông Văn Huy Thắng, Chủ tịch UBND phường Quỳnh Dị. Ông Thắng cho biết: “Phường đã có chủ trương giải tỏa một phần đất lấn chiếm của bà Cúc (khoảng 1m), nhưng anh Trần Văn Khoa đang bức xúc nên chưa đồng ý và chưa chịu hợp tác”.

Từ các chứng cứ, các tài liệu liên quan mà hiện tại hai gia đình đang sử dụng thì rõ ràng, bà Cúc Đồng đã xây lấn sang đất của ông Nghi một gian nhà và ½ cái ngõ đi.

Thiết nghĩ đã đến lúc phường Quỳnh Dị, Thị xã Hoàng Mai nên thành lập tổ công tác, xác minh lại nguồn gốc, diện tích, thời gian sử dụng để kết luận và trả lời cho dân một cách chính xác.

Tác giả: Bá Minh - Văn Phú

Nguồn tin: moitruongvadothi.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP