Chương trình giáo dục phổ thông mới được bộ Giáo dục công bố trong buổi họp báo chiều 27/12. (ảnh: Toàn Vũ) |
Chương trình phổ thông mới gồm những môn học gì?
Cụ thể, nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm)và 2 môn học tự chọn(Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)).
Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).
Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương)và 2 môn học tự chọn(Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2).
Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học;mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. (Ảnh: Mỹ Hà) |
Nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn(Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2); 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Thời lượng giáo dục1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiếthọc; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).
Triển khai chương trình mới bắt đầu đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021
Về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Cùng với việc ban hành các văn bản, Bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình mới theo lộ trình. (Ảnh: Mỹ Hà) |
Về việc chuẩn bị cơ sở vật chất: Bộ GD&ĐT đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Theo Bộ GD&ĐT, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ trì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, tổ chức thẩm định, phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa (bao gồm bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn và sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhân) kịp thời triển khai chương trình mới bắt đầu đối với lớp 1 năm học 2020-2021.
Cùng với việc ban hành các văn bản, Bộ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình mới theo lộ trình, ưu tiên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học.
Tổ chức và chỉ đạo các địa phương bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tác giả: Mỹ Hà
Nguồn tin: Báo Dân trí