Tham dự lễ hội về phía UBND tỉnh có đồng chí Trần Quốc Khánh – Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo tỉnh uỷ; đồng chí Bùi Công Vinh Phó giám đốc Sở văn hoá và Thể thao; đồng chí Hồ Phi Chiều – Phó giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư cùng các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung tâm văn hoá tỉnh và Ban quản lý Di tích tỉnh Nghệ An.
Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để ôn lại truyền thống, quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, đồng thời là dịp để vun đắp niềm tự hào về quê hương, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Nghĩa Đàn trong chặng đường đi tới”. |
Về phía UBND huyện Nghĩa Đàn có đồng chí Phạm Chí Kiên – Bí thư huyện uỷ; đồng chí Võ Tiến Sỹ - Phó bí thư huyện uỷ, chủ tịch UBND huyện; đồng chí Lê Thái Hùng – Phó chủ tịch UBND huyện cùng các lãnh đạo huyện lân cận và các đồng chí trong ban thường vụ huyện uỷ, lãnh đạo các ban phòng cơ quan đơn vị cấp huyện.
Phát biểu tại buổi lễ: Đồng chí Lê Thái Hùng – Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức, bày tỏ: “Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, là dịp để ôn lại truyền thống, quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn, đồng thời là dịp để vun đắp niềm tự hào về quê hương, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Nghĩa Đàn trong chặng đường đi tới”.
Các gian hàng là sản phẩm của người dân trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn. |
Tại buổi khai mạc, các tiết mục đặc sắc đã gây bất giờ cho đông đảo người dân đến xem. Bầu không khí tại lễ hội trở nên sôi động, ngập tràn sắc màu bởi các tiết mục văn nghệ đến từ Trường Cao Đẳng văn hoá nghệ thuật Nghệ An biểu diễn.
Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng mới mẻ và biểu diễn đã chuyển tải thông điệp ý nghĩa về lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng dấn thân, hi sinh cho Tổ quốc.
Về phần lễ, tổ chức dâng hương tại Hang Rú Ấm (xã Nghĩa Đức) và Cây Đa Làng Trù (xã Nghĩa Khánh); về phần hội, diễn ra các hoạt động như Hội trại, thi đấu các môn thể thao, trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện Nghĩa Đàn… |
Cụm di tích lịch sử Hang Rú Ấm - Cây Đa Làng Trù được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 20/8/2012. Đây là những địa chỉ đỏ gắn liền với lịch sử phát triển của Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn. Hang Rú Ấm là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Nghĩa Đàn. Cây Đa Làng Trù là nơi tập trung lực lượng nhân dân huyện Nghĩa Đàn đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Ngoài chương trình nghệ thuật, BTC còn tổ chức các trò chơi dân gian được đông đảo người dân tham gia. |
Để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương, đất nước, tri ân những người có công, từ năm 2008, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 xã Nghĩa Đức và Nghĩa Khánh đã lấy ngày 22 tháng 8 làm ngày truyền thống của xã. Cùng với đó, đã tổ chức Lễ hội “Hang Rú Ấm và Lễ hội "Cây Đa Làng Trù" xen kẻ giữa các xã.
Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng mới mẻ và biểu diễn đã chuyển tải thông điệp ý nghĩa về lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng dấn thân, hi sinh cho Tổ quốc. |
Năm 2024, UBND huyện Nghĩa Đàn quyết định nâng cấp và tổ chức Lễ hội Hang Rú Ấm - Cây Đa Làng Trù với quy mô cấp huyện, thời gian 2 ngày (ngày 21 và ngày 22 tháng 8), gồm các hoat động chính: Về phần lễ, tổ chức dâng hương tại Hang Rú Ấm (xã Nghĩa Đức) và Cây Đa Làng Trù (xã Nghĩa Khánh); về phần hội, diễn ra các hoạt động như Hội trại, thi đấu các môn thể thao, trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của huyện Nghĩa Đàn…
Tác giả: Tiến Dũng
Nguồn tin: moitruongvadothi.vn