Kinh tế

Nghệ An: Hiệu quả thiết thực từ đề án phát triển kinh tế biển

Trong hai năm thực hiện đề án phát triển kinh tế biển giai đoạn 2015 – 2020, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã đạt được những thành quả tích cực, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy ngành khai thác, đánh bắt thủy sản phát triển bền vững.

Người dân Diễn Châu vá lưới, chuẩn bị ngư cụ cho chuyến ra khơi mới.

Ngày 02/5/2016, Huyện ủy Diễn Châu (Nghệ An) đã ban hành Đề án số 11- ĐA/HU: Phát triển kinh tế Biển giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo (lĩnh vực khai thác đánh bắt, nuôi trồng chế biến).

Sau đó, được triển khai đến các xã ven biển như: Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Bích, Diễn Ngọc, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Vạn và Diễn Hùng (huyện Diễn Châu) để tổ chức thực hiện đề án.

Trong năm 2016, giá trị sản xuất (GCĐ 2010) đạt 695,735 tỷ đồng, đạt 96,3% KH, tăng 12% cùng kỳ. Tổng sản lượng cả năm đạt 36.800 tấn, tăng 0,4% KH, tăng hơn cùng kỳ 0,9%. Trong đó, sản lượng đánh bắt 31.000 tấn; tăng 0,9% KH, tăng hơn cùng kỳ 0,9%.

Đến năm 2017, giá trị sản xuất (GCĐ 2010) đạt 887,3 tỷ đồng, đạt 121,47% KH, tăng 27,5% cùng kỳ. Tổng sản lượng cả năm đạt 51.589 tấn, tăng 36,3% KH, tăng 40,1% cùng kỳ, trong đó, sản lượng đánh bắt 45.945 tấn, tăng 43,58% so với KH; tăng 48,2% cùng kỳ.

Năm tháng đầu năm 2018, tổng sản lượng thủy sản đạt 17.843 tấn, trong đó sản lượng khai thác là 16.726 tấn. Dự tính đến hết tháng 6/2018 tổng sản lượng thủy sản đạt 21.550 tấn (đạt 46% KH cả năm) trong đó sản lượng khai thác 19.814 tấn (đạt 49.5% KH cả năm).

Năm tháng đầu năm 2018, tổng sản lượng thủy sản đạt 17.843 tấn, trong đó sản lượng khai thác là 16.726 tấn.

Qua 2 năm đầu tiên thực hiện đề án thì tốc độ tăng trưởng bình quân/năm đạt 12,25% vượt mục tiêu của đề án (mục tiêu của đề án Tăng trưởng từ 6.0-6.5%/năm).

Cho đến nay, toàn huyện Diễn Châu có 1537 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 285 cái có công suất từ 90 CV trở lên.

Các tàu có công suất từ 50CV trở lên tập trung ở 02 xã Diễn Bích và Diễn Ngọc (chiếm 96%), từ 20 CV trở lên chiếm 91%.

Tàu thuyền có công suất dưới 20CV tập trung các xã: Diễn Trung, Diễn Thịnh, Thị trấn, Diễn Thành, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng (chiếm 99%).

Tổng lượng tàu thuyền hiện nay so với năm 2015 tăng thêm 91 cái (trong đó: loại trên 90CV tăng 144 cái, loại dưới 90CV giảm 53 cái). Tổng công suất tăng từ 62.106 CV năm 2015 lên 89.237 CV năm 2016 và hiện nay (5/2018) là 118.401 CV. Công suất bình quân 43 CV/tàu năm 2015 lên đến 77 CV/tàu hiện nay.

Như vậy sau hai năm thực hiện Đề án, tổng số tàu thuyền và cơ cấu tàu thuyền đã có thay đổi đáng kể theo hướng giảm số tàu thuyền có công suất nhỏ, tăng số tàu có công suất lớn hơn, đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo mục tiêu của Đề án.

Hiện nay, toàn huyện Diễn Châu có 1537 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 285 cái có công suất từ 90 CV trở lên.

Tổng số lao động nghề cá hiện nay trên địa bàn là 5.635 người (tăng 854 người), trong đó lao động khai thác tăng 380 người, lao động dịch vụ hậu cần nghề cá 474 người so với năm 2015.

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) của Ngân hàng thế giới đã thả 504 rạn san hô nhân tạo cho 6 xã Diễn Thịnh, Diễn Hải, Diễn Thành, Diễn Hùng, Diễn Trung và Diễn Kim với diện tích 6.000 mét vuông, 18 phao tiêu báo hiệu.

Đến nay đã thành lập được 6 tổ đồng quản lý nghề cá ở các xã ven biển nhằm khai thác, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy hải sản đặc biệt là nguồn lợi ven bờ và nguồn lợi tái tạo theo mục tiêu của Đề án.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua các hộ ngư dân khai thác, nuôi trồng và các hộ làm dịch vụ đã liên kết chặt chẽ với nhau trong đánh bắt, nuôi trồng với tiêu thụ sản phẩm và chế biến thủy hải sản.

Đến nay, số cơ sở hộ gia đình chế biến nước mắm, cá, tôm và các sản phẩm khô khác trên địa bàn huyện Diễn Châu là 121 cơ sở, tăng 34 cơ sở so với trước khi thực hiện đề án, tăng 4 cơ sở so với năm 2016 do đó ước tính đến hết 6 tháng của năm 2018 sản lượng chế biến đạt 7.117 bằng 90% so với cùng kỳ (do 6 tháng đầu năm 2018 SL sứa sụt giảm so với cùng kỳ năm 2017 gần 30%) và đạt 55% so với mục tiêu cả năm của đề án( mục tiêu của đề án: năm 2020 SLCB đạt 12.920 tấn).

Việc chế biến hải sản, đảm bảo An toàn vệ sinh được chú trọng.

Trong 2 năm đã thực hiện đề án, huyện Diễn Châu đã được công bố nhãn hiệu chứng nhận Nước mắm vạn phần; thành lập Hội sản xuất tôm nõn theo quyết định của UBND Tỉnh Nghệ An và công bố nhãn hiệu chứng nhận tập thể Tôm nõn Diễn Châu.

Đồng thời, đưa vào sử dụng các dây chuyền sản xuất nâng cao sản lượng cũng như đảm bảo vệ sinh An toàn thực phẩm như: Dây chuyền đóng chai nước mắm; Dây chuyền hút chân không Tôm nõn; Dây chuyền sấy khô sứa, mực...

Ông Lê Thế Hiếu – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu cho biết, trong những năm tiếp theo, Phòng sẽ tiếp tục đôn đốc các địa phương thúc đẩy việc thực hiện đề án này hiệu quả hơn nữa. Bên cạnh đó, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực như: Đóng tàu thuyền, chế biển thủy sản, bến cá, dịch vụ hậu cần nghề cá trên bờ... nhằm hỗ trợ thúc đẩy ngành đánh bắt phát triển bền vững trên địa bàn.

Tác giả: Việt Hòa

Nguồn tin: infonet.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP