Tàu vũ trụ của Ấn Độ được gửi lên Mặt trăng. Ảnh: Indian Space Research Agency |
Tàu vũ trụ Chandrayaan 2 dự kiến sẽ ra mắt vào lúc 2h43 chiều (giờ địa phương) ngày hôm nay (22/7). Lần ra mắt dự kiến đầu tiên là vào ngày 15/7 nhưng đã buộc phải hủy bỏ, chỉ 1 giờ trước khi cất cánh do lỗi kỹ thuật rò rỉ nhiên liệu.
"Chandrayaan 2 đã sẵn sàng để đưa một tỷ giấc mơ lên Mặt trăng – một giấc mơ mà giờ đây trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết!", Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) cho biết trong tuyên bố chính thức. Một cuộc diễn tập đã được thực hiện thành công trước đó, cơ quan này xác nhận vào hôm 20/7 vừa qua.
Nhiệm vụ là phóng đi tên lửa mạnh nhất Ấn Độ Geosynchronous Satellite Launch Vehicle (GSLV) MkIII. Tàu vũ trụ sẽ mang theo tàu vũ trụ và tàu đổ bộ. Theo kế hoạch, quỹ đạo của tàu sẽ quay quanh Mặt trăng trong 1 năm và tàu đổ bộ sẽ chạm xuống cực Nam hành tinh này, với tàu đi sau đó thực hiện các thí nghiệm trong 14 ngày. Ấn Độ hy vọng sẽ tìm thấy nước có thể sử dụng trên Mặt trăng.
Nhiệm vụ Chandrayaan 2 đã tiêu tốn của Ấn Độ khoảng 140 triệu USD, ít hơn nhiều so với những gì các quốc gia khác đã chi cho các nhiệm vụ tương tự. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ cùng Trung Quốc, Nga và Mỹ trở thành những quốc gia duy nhất hạ cánh tàu vũ trụ trên Mặt trăng.
Thủ tướng Narendra Modi có kế hoạch khởi động một sứ mệnh không gian phi hành đoàn vào năm 2022.
Kể từ đầu năm 2019, thế giới ghi nhận nhiều cột mốc mới trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài người. Trung Quốc đã lần đầu hạ cánh thành trên vùng tối của Mặt trăng, trong khi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đạt đến rìa Hệ Mặt Trời và bắt đầu các kế hoạch đưa con người quay trở lại Mặt trăng, chuẩn bị cho quá trình chinh phục sao Hoả.
Tác giả: Phương Phương
Nguồn tin: Báo Đời sống & Pháp luật