Ở vị trí Km185 + 200, toàn bộ bề mặt Quốc lộ 7 có nhiều vết rạn nứt khá lớn. Theo Hạt quản lý đường bộ Kỳ Sơn, bề mặt Quốc lộ 7 tại điểm này có hiện tượng rạn từ đầu năm 2018. Sau cơn bão số 3 và số 4, vết rạn đã lớn hơn khá nhiều. Ảnh: Hồ Phương. |
Có những vết nứt, có thể đút lọt bàn tay. Ảnh: Nhật Lân. |
Trong đoạn Km185 + 100 đến Km185 + 200, sát với bờ sông, có một khoảng nứt, sụt lún cục bộ rộng khoảng vài chục m2. Ảnh: Hồ Phương. |
Vị trí bị nứt cục bộ này, có chỗ đã bị lún xuống so với bề mặt Quốc lộ 7 chừng 10 cm. Ảnh: Nhật Lân. |
Ở điểm Km185 + 100, bề mặt Quốc lộ 7 trồi lên khoảng từ 20 - 30 cm, hết sức nguy hiểm cho các phương tiện giao thông qua lại. Theo ông Nguyễn Xuân Lương - Hạt trưởng Hạt quản lý đường bộ Kỳ Sơn, khu vực nứt cục bộ và khu vực mặt đường bị xé nứt, trồi lên mới xuất hiện sau cơn bão số 4. Từ Km185 +100 đến Km185 + 200 có chiều dài khoảng 100m đã bị võng xuống. Ảnh: Hồ Phương. |
Trước sự việc này, Hạt đã đặt biển để cảnh báo các chủ phương tiện giao thông. Đồng thời đã có báo cáo gửi cấp trên và Chi cục Quản lý đường bộ 2. Ảnh: Nhật Lân. |
Thực tế cho thấy, đợt mưa lũ vừa qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Quốc lộ 7. Tuyến đường này không chỉ bị "gãy" tại Km185 + 100 đến Km 185 + 200, mà từ Km173+900 –Km174+00, mặt đường cũng bị tụt lún thấp hơn 15-20 cm so với mặt đường cũ (vết nứt rộng từ 2cm - 5cm). Taluy âm bị sạt lở tại nhiều vị trí. Có những vị trí, đã bị tụt xuống 1,0m, dài đến 50m sụt vào mặt đường. Trong ảnh: Đến ngày 28/8/2018, các đơn vị quản lý tuyến Quốc lộ 7 vẫn còn phải dọn dẹp đất đá do mưa lũ đẩy trôi xuống để đảm bảo giao thông được thông suốt. Ảnh: Hồ Phương. |
Tác giả: Hồ Phương - Nhật Lân
Nguồn tin: Báo Nghệ An