Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chống hiện tượng co cụm, chạy chức chạy quyền

Sáng 21/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến về báo cáo kết quả 5 đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị đối với 15 cấp ủy và tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

“Chạy chức chạy quyền là vấn đề nhức nhối ngay trong nội bộ Đảng”

Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính nêu nhận xét đó tại hội nghị góp ý vào dự thảo quy định kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền diễn ra ngày 10/10. Ông Chính chỉ ra mối quan hệ giữa hiện tượng sử dụng quyền lực thiếu kiểm soát dẫn đến vấn nạn chạy chức, chạy quyền.

Xóa bỏ "biên chế suốt đời", chấm dứt chạy chức, chạy quyền

"Xóa bỏ "biên chế suốt đời", chấm dứt chạy chức, chạy quyền" - đó là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được chỉ ra tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Không tăng thêm chức danh để luân chuyển

Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Vụ Các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương) - Ban Tổ chức T.Ư cho rằng, nếu Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược được thông qua thì đây sẽ là quy định đồng bộ nhất về công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực...

Tổng Bí thư: Khắc phục tình trạng “chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu”

Gợi mở thảo luận về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu hàng loạt câu hỏi yêu cầu cần được trả lời: Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp? Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa?


TOP