Theo phản ánh, năm 2016, trường Đại học Vinh đã ký hợp đồng lao động (loại hợp đồng không xác định thời hạn) mang số 05/HĐ - ĐHV ngày 28/01/2016 giữa trường Đaị học Vinh và bà Phạm Thị Hoài Thanh. Địa điểm làm việc tại Trung tâm nội trú, chức danh chuyên môn là chuyên viên, chịu sự phân công phân công lao động của Giám đốc Trung tâm nội trú. Hưởng lương bậc 1, ngạch chuyên viên, mã ngạch 01.003, hệ số lương 2,34.
Kỳ lạ thay, bên cạnh hợp đồng lao động (không xác định này) còn xuất hiện thêm một hợp đồng làm việc xác định thời hạn cũng mang số 05/HĐ - ĐHV cùng ngày 28/01/2016. Địa điểm làm việc tại Trung tâm nội trú, thực hiện nhiệm vụ của ngạch chuyên viên và chịu sự phân công phân công lao động của Giám đốc Trung tâm nội trú. Chức danh, nghề nghiệp được bổ nhiệm ngạch là chuyên viên, mã ngạch 01003, bậc 2/9, hệ số lương 2,67.
|
Điều rất bất hợp lý là trong cả 2 hợp đồng ký ngày 28/01/2016 nhưng thời gian hiệu lực hợp đồng lại là ngày 23/01/2016. Việc này đã đem đến cho dư luận cũng như nhiều cán bộ nhân viên trong trường những câu hỏi có hay không sự khuất tất trong công tác bổ nhiệm cán bộ của trường Đaị hoc Vinh - Nghệ An.
Trao đổi, một số cán bộ của trường Đại học Vinh (xin phép được giấu tên) bức xúc cho biết: “Đaị học Vinh là ngôi trường có hơn 60 năm trưởng thành từ sự hy sinh xương máu, cống hiến trọn đời của bao thế hệ nhà giáo đi trước. Thế nhưng hiện nay việc bà Thanh sử dụng đến 2 hợp đồng có dấu hiệu trái nguyên tắc để tiến chức lên làm giám đốc Trung tâm nội trú của Trường Đại học sư phạm Vinh đang đem lại những bức xúc cho các thành viên của nhà trường. Một người chưa đầy đủ tiêu chuẩn, lại có những hợp đồng hết sức khó hiểu và được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?
Làm việc với ông Nguyễn Hồng Soa - Trưởng Phòng hành chính tổng hợp (Trường Đại học Vinh), ông cho biết: “Sau khi nhận được thông tin phản ánh, tôi đã báo cáo với ông Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng (GS.TS.NGƯT) và sẽ cung cấp thông tin sớm nhất”.
Tuy nhiên, sau thời gian đưa ra thông tin cần xác minh và trả lời thì đến nay lãnh đạo trường Đại học Vinh chưa có bất kỳ một phản hồi nào.
Chúng tôi tiếp tục thông tin vụ việc!
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019: “Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc 1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này. 2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây: a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020; b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này; c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Để trở thành viên chức, người lao động có thể ký kết với cơ quan tuyển dụng viên chức một trong hai loại hợp đồng: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Như vậy, một người lao động làm việc với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có thể là viên chức. Theo Điều 37 Luật viên chức năm 2010 quy định về Bổ nhiệm viên chức quản lý “1. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ quản lý và theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. 2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức giữ chức vụ quản lý được bổ nhiệm có thời hạn không quá 05 năm. Trong thời gian giữ chức vụ quản lý, viên chức được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý; được tham gia hoạt động nghề nghiệp theo chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm. 3. Khi viên chức quản lý hết thời hạn giữ chức vụ quản lý, phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Trường hợp không được bổ nhiệm lại,cấp có thẩm quyền bổ nhiệm có trách nhiệm bố trí viên chức vào vị trí việc làm theo nhu cầu công tác, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức. 4. Viên chức quản lý được bố trí sang vị trí việc làm khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm. 5. Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” Một người để được bổ nhiệm làm viên chức quản lý khi và chỉ khi người đó là viên chức. |
Tác giả: Cẩm Tú
Nguồn tin: Khoe365.nguoiduatin.vn