Pháp luật

Mẹ chồng chém con dâu nhiều nhát dẫn đến cái chết tức tưởi, hé lộ động cơ hoang đường khiến người đời phẫn nộ

Theo giám định pháp y, trên người Từ có hơn 10 nhát dao và phần cổ gần như chỉ còn dính với nhau bởi một tầng da mỏng manh.

Một biểu hiện rõ ràng nhất của cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối là sự chênh lệch về kinh tế và hoàn cảnh gia đình.

Mặc dù tình yêu không nên đặt nặng vấn đề tiền bạc nhưng nó lại là công cụ để xây dựng cuộc sống và hôn nhân vững bền.

Lưu đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống với 3 cuộc hôn nhân thất bại. Vì vậy, mọi hy vọng của bà đều đặt vào người con trai của mình - anh Đổng.

Đổng đã không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Anh đã cố gắng học giỏi và thi đậu đại học. Năm 1997, anh thi đậu bằng thạc sĩ và làm giáo viên tại một trường cấp ba ở thành phố Thường Thục (Giang Tô, Trung Quốc).

Trong mắt đồng nghiệp, Đổng là một người hiền lành, hướng nội, không thích nói chuyện, thế nhưng chính tính cách này lại hấp dẫn Từ.

Từ được sinh ra trong một gia đình gia giáo ở Giang Tô, từ nhỏ đến lớn luôn được bố mẹ che chở và chiều chuộng. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô cũng làm giáo viên ở trường cấp ba tại Thường Thục. Đây cũng chính là cơ duyên để Từ và Đổng quen biết với nhau.

Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình của Từ và Đổng hoàn toàn đối lập. Nói trắng ra thì đây chính là một ví dụ điển hình của quan niệm không môn đăng hộ đối.

Thế nhưng, Từ cho rằng người trẻ tuổi không nên bị quan niệm sống của bố mẹ áp đặt. Bên cạnh đó, Đổng cũng có công việc ổn định, cuộc sống hôn nhân có lẽ sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhất định sẽ có ngày “khổ tận cam lai”.

Từ không màng đến sự phản đối của bố mẹ, nhất quyết muốn tiến tới với Đổng. Bị thuyết phục trước sự kiên định của con gái, bố mẹ Từ cũng dần chấp nhận chàng rể này.

Từ và Đổng đã trao cho nhau danh phận để về chung một nhà. Người “nên” vui nhất có lẽ là bà Lưu vì có một cô con dâu xuất thân từ gia đình gia giáo và giàu có. Nhưng hiện thực hoàn toàn trái ngược, mối quan hệ mẹ chồng con dâu giữa Từ và bà Lưu lại không mấy hòa thuận.

Bà Lưu cảm thấy con dâu không đủ hiền huệ, không biết tôn trọng người lớn.

Đồng thời, Từ cũng không thể chịu nổi người mẹ chồng thích kiểm soát và quấy rối đời sống của mình. Mẹ chồng thường xuyên chê bai Từ và cho rằng cô không xứng đáng với con trai tài giỏi của bà.

Từ đã đánh đổi rất nhiều cho cuộc hôn nhân này, thậm chí kết hôn cũng không yêu cầu sính lễ. Sau khi trở thành vợ chồng, Từ và Đổng đã dọn về căn hộ trong khu phức hợp được nhà trường cung cấp cho giáo viên sinh sống.

Đổng muốn báo hiếu mẹ nên đón bà về ở chung. Từ cảm thấy mẹ chồng đã chịu khổ nhiều năm nên chấp nhận cùng chồng tận tụy chăm sóc bà. Nhưng điều cô không ngờ đến đó là bà Lưu thường xuyên bất ngờ xông vào phòng hai vợ chồng lúc nửa đêm đòi kê giường nhỏ bên cạnh để ngủ chung.

Từ đương nhiên không thể chấp nhận yêu cầu hoang đường này, nhưng lần nào Đổng cũng đồng ý, thậm chí còn nói với vợ: “Mẹ chịu cực chịu khổ vì anh nhiều năm rồi, phận làm con thì ráng nhịn một chút”.

Trong cuộc sống thường ngày, Từ thường xuyên bất đồng quan điểm với mẹ chồng. Tuy nhiên, mỗi lần cãi nhau, không cần biết ai đúng ai sai, Đổng đều đứng về phía mẹ ruột và mắng Từ không biết bao dung và nhường nhịn mẹ chồng.

Nhiều lần, Từ đã không thể chịu nổi mà chạy về nhà mẹ khóc lóc và kể khổ. Bố mẹ cô nghe xong chuyện này càng cảm thấy hoang đường hơn. Vì không muốn con gái chịu khổ, bố mẹ Từ tự bỏ tiền riêng ra mua một căn hộ chung cư và để Đổng đứng tên vì không muốn con rể “nghĩ bậy nghĩ bạ”.

Từ đề nghị hai vợ chồng chuyển đến nhà mới, còn mẹ chồng ở lại căn hộ của nhà trường. Hai địa điểm khá gần nhau nên Đổng cũng có thể thường xuyên đến thăm mẹ. Nhưng trong mắt bà Lưu, bà nghĩ rằng cô con dâu này cố ý đuổi mình nên đã khóc lóc quậy phá. Cuối cùng, Đổng phải đón mẹ đến nhà mới ở chung.

Cũng vì mâu thuẫn lần này nên mối quan hệ mẹ chồng con dâu càng căng thẳng hơn. Có lúc, Từ tăng ca về trễ, bà Lưu đã khóa cửa để con dâu ở ngoài khiến cô chỉ có thể về nhà mẹ đẻ ngủ một đêm.

Bà Lưu liên tục làm khó con dâu, mà Đổng cũng không hề nói đỡ cho vợ mình, lúc nào anh cũng cảm thấy vợ không biết hiếu thảo với mẹ già. Điều này khiến Từ vô cùng thất vọng và dần mất niềm tin vào cuộc hôn nhân.

Năm 2008, Từ sinh một đứa con trai. Tuy bà Lưu rất thích đứa cháu trai này, nhưng thái độ thành kiến với con dâu vẫn không hề thay đổi, sự căm ghét đó vẫn tiếp diễn đến tháng 11/2010.

Theo bà Lưu thuật lại, ngày 26/11/2010, Đổng đi công tác, trong nhà chỉ còn lại mẹ chồng nàng dâu và đứa con trai nhỏ. Từ chuẩn bị thi tiến sĩ nên phải tập trung đọc sách và làm luận án, nhưng bà Lưu lại ở ngoài mở tivi phát tiếng rất to.

Trong quá trình phát sinh mâu thuẫn, bà Lưu đã tức giận xé nát sách của Từ, thậm chí còn ra ngoài mua xăng để dọa con dâu.

Cuộc cãi vã đã trở nên nghiêm trọng hơn khi bà Lưu cầm con dao với ý định sẽ mạnh tay nếu Từ còn dám làm càn. Không may rằng Từ đã bất cẩn té ngã, bà Lưu ngay sau đó đã lao đến chém con dâu nhiều nhát.

Theo giám định pháp y, trên người Từ có hơn 10 nhát dao và phần cổ gần như chỉ còn dính với nhau bởi một tầng da mỏng manh.

Bà Lưu đã không thể xử lý mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, dẫn đến kết cục với tội trạng cố ý giết người với tình tiết nghiêm trọng. Tòa án đã phán bà Từ tội tử hình, kết thúc cuộc đời của người mẹ chồng với những yêu cầu đầy hoang đường trong hôn nhân của con cái.

(Nguồn: Toutiao)

Tác giả: Phan

Nguồn tin: Pháp luật & Bạn đọc

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP