Kinh tế

20,6% người lao động phải chi tiêu tằn tiện

Đến nay tiền lương tối thiểu vẫn mới chỉ đáp ứng được khoảng 94% nhu cầu sống tối thiểu của người người lao động và gia đình họ.

Cục Quan hệ lao động và tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, hiện cả nước có 22,9 triệu người làm việc theo hợp đồng lao động.Trong đó, có 8 triệu người được tham gia BHXH chiếm 35% số người có quan hệ lao động. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp (DN) tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 5,1%. Tỉ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 65% và chỉ có 22% tỷ lệ lao động qua đào có chứng chỉ nghề nghiệp. Cả nước có 505.000 DN đang hoạt động và phần lớn là DN siêu nhỏ, dưới 10 lao động (chiếm 74%). Người sử dụng lao động là người chủ động trong quan hệ lao động nên có nhiều lợi thế trong quan hệ lao động.

Chỉ có 22% tỷ lệ lao động qua đào có chứng chỉ nghề nghiệp.

Tại hội thảo tham vấn báo cáo quan hệ lao động năm 2017 được do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Mai Đức Chính, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết đến nay, tiền lương tối thiểu (LTT) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động (NLĐ) và gia đình họ. Sau 5 lần Hội đồng khuyến nghị, đến nay tiền LTTvẫn mới chỉ đáp ứng được khoảng 94% nhu cầu sống tối thiểu của người NLĐ và gia đình họ. Nhìn chung, đời sống của công nhân lao động còn nhiều khó khăn, với mức thu nhập chỉ vừa đủ cho các khoản chi phí hàng ngày, NLĐ hầu như không còn dư dật để mua sắm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tiền lương tối thiểu vẫn mới chỉ đáp ứng được khoảng 94% nhu cầu sống tối thiểu của người người lao động và gia đình họ.

Theo kết quả nghiên cứu, khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn và Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2017 về thu nhập và chi tiêu của NLĐ giai đoạn 2012-2017: Nếu như năm 2012, NBLĐ có dư dật, tiết kiệm ở mức 6,9% thì đến năm 2017 là 16,1%; mức vừa đủ sống là 17,8% (năm 2012) và đạt 51,3% (năm 2017); phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ là 39,7% (năm 2012) và 20,6% (năm 2017). Đáng chú ý, nếu như năm 2012, có 35,6% lao động không thể đủ sống, phải làm thêm thì đến năm 2017, tỷ lệ này chỉ còn 12%.

Tác giả: K.An

Nguồn tin: Báo Người lao động

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP