Samantha Tropper cảm thấy "an toàn đến không ngờ khi quyết định ở lại". Ảnh: Tropper |
Samantha Tropper, đến từ North Carolina, Mỹ. Cô bắt đầu thực hiện kế hoạch du lịch bụi tới Nam và Trung Mỹ từ ngày 2/1. Khi tới Ecuador, nước này đóng biên 15 ngày từ 12/3. Do đó, Tropper không thể đi tới điểm tiếp theo, Peru và phải đứng giữa lựa chọn: ở lại hay tìm chuyến bay về nhà.
Tại khách sạn, cô chứng kiến các vị khách đang cố gắng rời đi. Khi ấy, Ecuador đã tạm dừng các phương tiện giao thông công cộng, điều đó khiến Tropper không thể bắt chuyến xe bus dài 3 tiếng để tới sân bay. Cô cũng nghe nói về các chuyến bay bị hủy, khách du lịch mắc kẹt ở sân bay. Nếu chuyến bay của cô gặp tình trạng tương tự, cô cũng không có chỗ ở vì quy tắc mới ban hành của Ecuador sẽ không cho phép các nhà trọ, khách sạn tiếp nhận bất kỳ vị khách mới nào. Động thái này nằm trong một chuỗi các hành động của chính phủ nhằm ngăn chặn đại dịch. "Sân bay có lẽ là một nơi dễ lây nhiễm nCoV", nữ du khách nói.
Cuối cùng Tropper quyết định ở lại. Cô cảm thấy may mắn vì đến một nơi tuyệt vời. Một số dự án của Chính phủ đã hỗ trợ cô và giúp Tropper trả tiền cho việc ăn ở tại khách sạn.
Hiện tại, cô dành phần lớn thời gian nằm trên võng đọc sách và trở thành bạn bè với chủ khách sạn, vì cô là khách duy nhất còn ở lại. Cô cảm thấy "an toàn đến không ngờ".
Nữ du khách Leslie Aimone, đến từ California, kéo dài chuyến du lịch của mình trên một tháng, hoặc lâu hơn. 31/1, cô rời nhà tới Costa Rica và có lịch bay về vào 3/4. Đến giữa tháng 3, mọi thứ bắt đầu thay đổi nhanh chóng. Quốc gia này tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới với người nước ngoài vào 18/3. Bạn bè của Aimone không thể đến đây thăm cô nữa, nhưng cô cũng chưa muốn về nhà. Vì việc về nhà lúc này, mạo hiểm hơn là an toàn.
Aimone đang ở Playa Zanculo, một vùng hẻo lánh của đất nước. Để quay lại San Diego, California, cô phải dành hàng giờ ngồi xe bus đến San Jose, rồi bay qua sân bay quốc tế Los Angeles. Và điều này rất dễ khiến cô bị lây bệnh. Trong trường hợp chuyến đi kết thúc trong an toàn, cô cũng đối diện việc nhiễm nCoV lần nữa và nguy cơ này khá cao khi nơi cô sinh sống có hơn 1.500 ca nhiễm. Trong khi đó, toàn đất nước Costa Rica mới có hơn 500. Khi đưa ra quyết định ở lại, nữ du khách cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Leigh Lagrosa cảm thấy "an toàn hơn khi ở đây". Ảnh: Lagrosa |
Leigh Lagrosa đến từ New York, ngày 8/2, cô tới Colombia du lịch. Cô đã gọi điện cho bạn bè, gia đình để xin lời khuyên. Mọi người đều nói cô nên ở lại. Lúc đó, cô mới chỉ nghĩ rằng việc đi lại giữa các sân bay không phải ý tưởng hay. Nó có thể là nơi nguy cơ cao lây bệnh. Hơn nữa, bố dượng và mẹ của cô đều đã ngoài 60 tuổi. Cô đã tìm kiếm thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Colombia dựa trên bảng xếp hạng của WHO. Và Colombia đứng cao hơn Mỹ. Hơn nữa, các bệnh viện ở đây vẫn chưa quá tải, khu vực mà cô đang sống là nơi được đánh giá "tương đối giàu có" của thành phố. Cô tin rằng mình sẽ được chăm sóc nếu chẳng may bị bệnh. Do đó, cô không thể quyết định mọi thứ chỉ có lợi cho bản thân mình.
Cuối cùng, nữ du khách ở lại Colombia. Chính phủ Colombia đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm để ngăn chặn nCoV. "Tôi cảm thấy an toàn hơn khi ở đây", cô nói.
Tác giả: Hiền Lê
Nguồn tin: Báo Tổ quốc