Tin trong tỉnh

Tân Kỳ - Nghệ An: Xưởng bóc gỗ không phép hoạt động

Bạt phẳng cả một quả đồi, dựng lên một nhà xưởng ngay sát đường quốc lộ, hoạt động rầm rộ gần hai tháng trời. Điều trái khoáy xưởng bóc gỗ để sản xuất ván ép, xây dựng và hoạt động khi chưa đầy đủ các loại giấy phép. Còn chính quyền địa phương từ cấp xã đến huyện Tân Kỳ “đang làm người chữa cháy” khi phải hướng dẫn chủ xưởng làm các thủ tục cần thiết để cấp phép nhằm hợp thức hóa nó. Dư luận không khỏi băn khoăn vì đâu mà một cái xưởng xây dựng và hoạt động trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động.

Nằm song song với con đương quộc lộ, tại xóm 6 xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) bỗng dưng mọc lên một xưởng bóc gỗ làm ván ép rộng gần 2ha trong sự ngỡ ngàng của người dân và chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp huyện.

Xưởng được xây dựng trên quả đồi thuộc đất lâm nghiệp

Sự ngỡ ngàng đến từ chính ông Vi Văn Quang, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Tân Kỳ, trong buổi trao đổi với phòng ông Quang cho biết. Có nghe nói và đã chỉ đạo lãnh đạo địa phương kiểm tra, những khi đó xã Nghĩa Bình đang chuẩn bị Đại hội Đảng bộ xã, vị chủ tịch cũng gần về hưu nên cũng khá chểnh mảng trong công tác. Hiện tại Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện chưa có bất kỳ một hồ sơ nào của xưởng đó. Ngày mai tôi sẽ cho anh em xuống kiểm tra.

Đến ngày 24/7/2020, trao đổi qua điện thoại vị Trưởng phòng này cho hay đã cho cán bộ trong Phòng xuống kiểm tra và khẳng định họ xây dựng và hoạt động khi chưa đầy đủ thủ tục. Tôi cũng đã giao cho xã giải quyết vấn đề này.

Làm việc với lãnh đạo UBND xã Nghĩa Bình được biết xưởng đó của một người dân địa phương tên Thủy. Trong các buổi làm việc họ mới chỉ xuất ra có giấy phép đăng ký kinh doanh và phương án phòng cháy chữa cháy. Và xã đang hướng dẫn họ lên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế Hạ tầng và phòng Tài nguyên Môi trường đề phòng hướng dẫn làm các thủ tục.

Máy móc và công nhân hoạt động rầm rộ sau cánh cống đóng kín

Cũng trong buổi làm việc ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình cho biết thêm “Xã sẽ ra một quyết định xử phạt hành chính đối với xưởng và yêu cầu họ đóng cửa dừng sản xuất đợi đến khi nào đầy đủ giấy tờ sẽ cho hoạt động lại, còn họ không tuân theo, chúng tôi sẽ làm hồ sơ gửi lên cấp trên”

Qua các cuộc làm việc với chính quyền xã Nghĩa Bình và Phòng KTHT huyện Tân Kỳ có thể khẳng định. Xưởng bóc gỗ làm ván ép này còn thiếu rất nhiều giấy phép để xây dựng và hoạt động như: Giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất để xây dựng xưởng sản xuất. Giấy phép đánh giá tác động tài nguyên môi trường, giấy phép xây dựng... Ngoài ra vì xưởng hoạt động bên lĩnh vực lâm nghiệp, xưởng cần phải có phải có các thủ tục để chứng minh nguồn gốc lâm sản. Ngoài ra còn thiếu quyết định chủ trương đầu tư từ cấp tỉnh.

Một câu hỏi đặt ra, một xưởng sản xuất rộng tới hàng chục ha, xây dựng cạnh đường lớn nhiều người qua lại, với hàng chục công nhân làm việc trong gần 2 tháng lại thiếu các thủ tục, giấy phép. Nhưng chính quyền địa phương từ xã tới huyện vẫn để cho nó ngang nhiên hoạt động. Không biết đằng sau có ẩn ý gì, hay có một ai một tay có thể che trời.

Biên bản xử phạt khi chủ đất san lấp mặt bằng trái phép

Qua tìm hiểu được biết trong quá trình xây dựng xưởng ở công đoạn san lấp mặt bằng. Vào ngày 20 và 22 tháng 4 năm 2020, chính quyền xã Nghĩa Bình đã tiến hành lập 2 biên bản xử phạt về việc chủ đất tự ý san lấp mặt bằng trên đất lâm nghiệp số 367 tờ bản đồ số 2 khi chưa được cấp có thẩm. quyền cho phép.Tổng diện tích san lấp trái phép lên tới 2500 m2 và yêu cầu trong vòng 10 ngày gia đình ông Thủy phải trả lại hiện trạng mặt bằng. Điều đó chứng tỏ xã Nghĩa Bình có biết sự việc xảy ra, không biết vì nguyên nhân nào mà chính quyền địa phương không mạnh tay xử lý triệt để lúc đó. Để đến hôn nay khi nhà xưởng đã xây xong, công nhân đã vào làm việc thì mới vào cuộc xử lý. Với hình thức cho phép họ hoạt động thêm 5 ngày để giải quyết hàng tồn sau đó đóng cửa ngừng sản xuất một thời gian để hoàn thiện các thủ tục và xin cấp các giấy phép để hợp thức hóa. Nếu làm theo cách này thì chính quyền từ xã tới huyện đang chạy theo người vi phạm để giải quyết hậu quả, điều đó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm ở địa phương.

Theo tìm hiểu được biết người đàn ông tên Thủy xưng mình là chủ xưởng chỉ là người có đất, trong đó một phần diện tích đất ở đã được cấp sổ đỏ đã được xây dựng nhà kiên cố dùng làm nhà điều hành. Còn lại đất lâm nghiệp ở tờ bản đồ trên thì đã san phẳng để xây dựng nhà xưởng. Còn việc xây dựng, mua sắm máy móc thuê nhân công để xưởng đi vào hoạt động lại là của một “công bộc của dân”. Có phải vì lẽ đó mà xưởng bóc tách gỗ để làm ván ép này lộng hành, ngang nhiên hoạt động khi chưa đủ các: oại giấy tờ cần thiết.

Tác giả: Ngọc Giáp

Nguồn tin: doanhnghiepthuonghieu.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP