Giáo dục

Thạc sĩ giáo dục cũng "bó tay", "bỏ giấy trắng" khi gặp đề thi học sinh giỏi lớp 9

Sau khi đọc đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn tại Hà Nội, ThS. Ngôn ngữ học Phan Thế Hoài bày tỏ, nếu cho tôi làm đề này, tôi sẽ bỏ trắng vì không hiểu gì.

Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố năm học 2020-2021 của Hà Nội diễn ra vào ngày 13/1. Đội tuyển mỗi bộ môn văn hóa của quận, huyện gồm 10 thí sinh dự thi, riêng môn Tin học có 5 thí sinh. Đội tuyển thi môn khoa học có 20 thí sinh.

Sau khi các bài thi này kết thúc, đề thi môn Ngữ văn nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. Đặc biệt, nhiều ý kiến bày tỏ sự “loay hoay” trước đề thi này và công nhận “học trò Thủ đô siêu thật”; hay cho rằng đề thi “có vẻ hóc nhưng thực ra lại tỏ vẻ ngây ngô”…

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn khiến cộng đồng mạng "cảm thán".


Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, ThS. Ngôn ngữ học Phan Thế Hoài (giáo viên môn Ngữ văn tại TP.Hồ Chí Minh) cho biết: “Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của sở GD&ĐT Hà Nội mắc nhiều lỗi không thể chấp nhận được!”.

Cụ thể, vị chuyên gia này chỉ các lỗi trong đề thi như sau: Thứ nhất, câu nghị luận xã hội cho ngữ liệu là một văn bản ngắn, phỏng theo Khóc giùm, ghi nguồn: http//www.vtmonline.vn, tuy nhiên, khi truy cập vào địa chỉ này, tôi chỉ nhận được thông tin hiển thị “Safari không thể mở trang này vì không thể tìm thấy máy chủ”.

Thứ hai, người ra đề không hiểu, nghĩa của cụm từ “khóc giùm” (khóc thay người khác) khác với nghĩa của cụm từ “giúp bạn ấy khóc” (giúp cho người khác khóc, không có ý nghĩa gì cả).

Cho nên câu lệnh yêu cầu, trình bày suy nghĩa của em về ý nghĩa của câu chuyện, thì học sinh chỉ có thể viết: câu chuyện nhảm nhí.

Thứ ba, câu nghị luận văn học cho một câu nói và ghi nguồn “Lý luận văn học, nhà xuất bản Giáo dục, 2002” thì không biết người viết giáo trình này là ai.

ThS. Phan Thế Hoài phân tích, đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tại Hà Nội ngày 13/1 có nhiều lỗi sai.


Thứ tư, về Ngôn ngữ học, không có lý thuyết nào (cả nước ngoài và Việt Nam) viết rằng, “phần đề tài, chủ đề có thể xem như là chủ ngữ, còn phương diện chủ quan của nội dung có thể xem là vị ngữ”.

“Tôi là giáo viên dạy môn Ngữ văn lâu năm và cũng là người nghiên cứu Ngôn ngữ học, nếu phải làm đề thi này thì tôi bỏ giấy trắng - vì không hiểu gì đề cả!” - ThS. Phan Thế Hoài nhấn mạnh thêm.

Không chỉ cộng đồng mạng rần rần “cảm thán” với đề thi này mà đến chuyên gia Ngôn ngữ học, giáo viên môn Ngữ văn còn phải thốt lên như vậy, không biết rằng, các thí sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn TP.Hà Nội vừa qua đã làm bài như thế nào?

Trong kỳ thi này có tổng cộng 30 hội đồng coi thi tại 30 quận, huyện. Nội dung thi gồm kiến thức toàn cấp học, riêng lớp 9 tính đến hết học kỳ I. Môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật có phần nghe hiểu.

Tác giả: Vũ Thị Thủy Tiên

Nguồn tin: Người đưa tin

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP