Tin trong tỉnh

Gian nan “xin” hưởng chế độ suốt 10 năm chưa thành của người cựu binh già!

Suốt hơn 10 năm qua, người cựu binh già từng tham gia chiến đấu tại những chiến trường khốc liệt nhất “ôm” hồ sơ đi khắp các đơn vị để “xin” được hưởng chế độ theo quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ.

Ở những nơi khói lửa nhất, đối mặt với cái chết ông chưa từng một lần chùn bước, nhưng trong cái “hành trình khốn khổ” hơn 10 năm qua, đã có lúc bản thân ông tưởng chừng như mình đã gục ngã...

Tâm sự với PV, ông bảo: Khi biên giới phía Bắc chiến sự đang diễn ra ác liệt, ông cùng đơn vị được lệnh lên đường ra Bắc. Quãng thời gian từ tháng 11/1978 đến tháng 4/1979, ông tiếp tục chiến đấu tại thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Vào sinh ra tử nơi chiến trường

Trong đơn cầu cứu gửi tới báo Dân trí của ông Nguyễn Hồng Quân (SN 12/7/1954, trú tại khối 5, phường Long Sơn, thị xã Thái Hòa, Nghệ An) trình bày: Ông là một cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu ở những chiến trường khốc liệt như: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia, rồi đến chiến trường Lạng Sơn...

Đơn thư ông Quân gửi cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về vấn đề đòi công lý cho bản thân.

Tuy nhiên, từ ngày trở về quê hương, cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn nhưng ông vẫn không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào theo quy định của pháp luật. Dù suốt nhiều năm qua, ông đã “đội đơn” đi khắp các cơ quan mong nhận được trợ cấp theo chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong đơn ông Nguyễn Hồng Quân cũng trình bày rõ, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ngày 1/1/1972, ông lên đường nhập ngũ. Từ tháng 1-3/1972, ông được huấn luyện tại đơn vị C36K9 đoàn 22, Quân khu 4 ở địa bàn huyện Diễn Châu, Nghệ An.

Sơ yếu lý lịch của ông Quân khá đầy đủ.

Tháng 4/1972 đến tháng 5/1975, ông giữ chức vụ Tiểu đội trưởng C7, d3E219 chiến đấu tại chiến trường Hải Lăng, Quảng Trị; từ tháng 6/1975 đến tháng 6/1977 chiến đấu tại chiến trường Phú Bài, Thừa Thiên Huế thuộc B5c9E219; từ tháng 7/1977 đến tháng 10/1978 ông là trợ lý tác chiến đơn vị BTM E 219 chiến đấu tại Campuchia.

Khi biên giới phía Bắc chiến sự đang diễn ra ác liệt, ông cùng đơn vị được lệnh lên đường ra Bắc. Quãng thời gian từ tháng 11/1978 đến tháng 4/1979, ông tiếp tục chiến đấu tại thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Đơn tự nguyện đi nước ngoài của ông Quân.

Lý lịch ông Quân được các cấp có thẩm quyền chứng nhận.

Từ tháng 5/1979 đến tháng 4/1987, ông là trợ lý tác chiến Ban tham mưu E219 tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tháng 5/1987 đến ngày 15/6/1989 ông giữ chức Đại đội trưởng C7d3e 219 công tác tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

Những năm tháng khói lửa qua đi, sau những ngày tháng vào sinh ra tử cùng các đồng đội trên chiến trường khốc liệt, đến ngày 16/6/1989, ông phục viên xuất ngũ để đi lao động hợp tác quốc tế tại Liên Xô cũ.

Các Quyết định cử đi lao động hợp tác ở nước ngoài số 23/QĐ-HTLĐ, ngày 25/5/1989 của Bộ Quốc phòng; và Quyết định cử đi lao động hợp tác quốc tế ở Liên Xô số: 26/C7, ngày 29/3/1989 của Tư lệnh Quân đoàn 2.

Theo quyết định cử đi lao động hợp tác ở nước ngoài số 23/QĐ-HTLĐ, ngày 25/5/1989 của Bộ Quốc phòng; và quyết định cử đi lao động hợp tác quốc tế ở Liên Xô số: 26/C7, ngày 29/3/1989 của Tư lệnh Quân đoàn 2.

Đây cũng là quãng thời gian xảy ra biến cố khiến người chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ rơi vào cảnh khốn khổ: “Quá trình làm việc ở Liên Xô tôi bị cướp mất các giấy tờ tùy thân, nên tôi không thể liên lạc về đơn vị và gia đình. Do đó, tôi không về nước được đúng thời hạn của hiệp định hợp tác lao động từ ngày 16/6/1989 đến ngày 13/3/1995.

Quyết đinh cử ông Quân đi công tác nước ngoài của Quân đoàn 2.

Trong cuốn sổ Lý lịch cũng ghi rõ quá trình công tác khi tham gia cách mạng tới năm 1983 của ông Quân là khó rõ ràng, đầy đủ...

Sau một thời gian tìm cách, tôi đã liên lạc được về gia đình, địa phương, để gia đình và địa phương xác nhận và làm các thủ tục cho tôi về nước.

Ngày 18/6/2009, tôi đã trở về đến quê hương. Nhưng khi tôi trở về thì gia đình tôi đã ly tán mỗi người một nơi do vụ hỏa hoạn cháy nhà xảy ra năm 1999. Tôi không có nơi để ở, phải ở nhờ nhà của chị gái tôi năm nay đã 80 tuổi”.

Mỏi mòn đi đòi chế độ

Về nước với đôi bàn tay trắng, cuộc sống khốn khổ đủ đường, cùng cực ông làm các thủ tục để được hưởng chế độ chính sách theo quy định. Đây cũng là bước khởi đầu cho chặng đường suốt 10 năm mỏi mòn đi “xin” được hưởng chế độ của người cựu binh già.

Trong khi sức khỏe ngày càng yếu, nhưng ông vẫn chưa có mảnh đất cắm dùi, sống nhờ nhà người chị ruột năm nay đã 80 tuổi. Bản thân ông cũng chưa được nhận bất kỳ một chế độ chính sách nào theo quy định cho thời gian phục vụ trong quân ngũ.

Đơn của ông nhiều lần bị “bác” vì thiếu các giấy tờ như: Giấy chuyển trả của Cục quản lý lao động ngoài nước; giấy xác nhận thời gian công tác tại Liên Xô cũ do Ban quản lý lao động tại Liên Bang Nga cấp, quyết định xuất ngũ…

Trong khi sức khỏe ngày càng yếu, nhưng ông vẫn chưa có mảnh đất cắm dùi, sống nhờ nhà người chị ruột năm nay đã 80 tuổi. Bản thân ông cũng chưa được nhận bất kỳ một chế độ chính sách nào theo quy định cho thời gian phục vụ trong quân ngũ.

Xác nhận thăng quân hàm cho ông Quân.

Thời gian qua, ông Quân đang phải “xin” làm thủ tục hưởng chế độ chính sách theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.

Theo ông Quân, đó là những quyền lợi mà bản thân ông với hàng chục năm phục vụ trong quân ngũ đáng được hưởng.

Cục chính sách Bộ Quốc phòng chỉ có thể photo công chứng giúp ông hồ sơ mà cục còn lưu trữ được.

Để “xin” được hưởng chế độ, ông đã phải lên Cục chính sách Bộ Quốc phòng xin trích lục lại hồ sơ gốc của bản thân. Tại đây, Cục chính sách Bộ Quốc phòng chỉ có thể photo công chứng giúp ông hồ sơ mà cục còn lưu trữ được.

“Hồ sơ gốc của tôi vẫn còn lưu trữ tại Cục chính sách Bộ Quốc phòng. Khi tôi mang hồ sơ đến Phòng chính sách Quân khu 4 thì đơn vị trên yêu cầu tôi phải bổ sung quyết định phục viên gốc của tôi. Trong khi quyết định phục viên gốc của tôi đã bị thất lạc trong vụ hỏa hoạn của gia đình năm 1999. Tôi chỉ có thể xin lại bản sao y quyết định phục viên từ hồ sơ còn lưu trữ tại Cục chính sách Bộ Quốc phòng”, ông Quân trình bày.

Tổng thời gian tại ngũ phục vụ trong quân đội của ông Quân là 17 năm 6 tháng, ông 1 năm là chiến sỹ thi đua, được nhận 3 Bằng khen của Quân khu, 2 giấy Khen của Bộ Quốc phòng, 2 Huy chương kháng chiến, 1 Huy chương Angkor.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Quân, tổng thời gian tại ngũ phục vụ trong quân đội của ông là 17 năm 6 tháng. Trong thời gian đó, ông chưa vi phạm khuyết điểm gì, có 1 năm là chiến sỹ thi đua, được nhận 3 Bằng khen của Quân khu, 2 giấy Khen của Bộ Quốc phòng, 2 Huy chương kháng chiến, 1 Huy chương Angkor.

Câu chuyện của người cựu binh với phóng viên có lúc lặng đi khi những giọt nước mắt của ông lăn dài trên khuôn mặt hằn rõ những nét thời gian và gian khổ trên chiến trường năm xưa.

Ông Quân ở trong nhà chị gái của mình ở một góc dưới căn bếp loàng xoàng.

Gần 18 năm công tác, phục vụ trong quân đội trên những chiến trường khốc liệt nhất, đối mặt với cái chết; từng phải tự tay chôn cất đồng đội của mình.

Ông chưa từng một lần chùn chân, sợ hãi trước kẻ thù. Nhưng giờ đây, với “hành trình” đi “xin” hưởng chế độ, đã có lúc ông chán nản và thậm chí ông nghĩ mình không còn đủ nghị lực để có thể tiếp tục”.

Quyết định số: 142/2008/QĐ-TTg, ngày 27/10/2008, về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương nêu rõ:

- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác thực tế trong quân đội, đủ 15 năm được trợ cấp 600.000 đồng/người/tháng; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% trên mức trợ cấp khởi điểm.

- Người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; thân nhân của người từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.

- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội, mức hưởng cụ thể như sau: Có đủ 2 năm công tác thực tế trong quân đội trở xuống, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính hưởng trợ cấp bằng 600.000 đồng.

Khi tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.

- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 đã từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 2009, đối tượng quy định tại Điều 3 đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (bao gồm cả số từ trần khi tại ngũ) thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.000.000 đồng.

Còn nữa..

Tác giả: Nguyễn Duy

Nguồn tin: Báo Dân trí

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP